Xin chào Luật sư. Tôi là Quang Hà, hiện đang làm việc tại một công ty cổ phần. Tôi có vấn đề thắc mắc như sau: Được biết sau khi kết thúc năm tài chính, công ty phải họp Đại hộ đồng cổ đông thường niên. Vậy, Luật sư có thể cung cấp thêm cho tôi về thông tin họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn là bao lâu? Rất mong nhận được hồi đáp từ phía Luật sư. Xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn bao lâu?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Họp Đại hội đồng cổ đông được hiểu như thế nào?
Đại hội đồng cổ đônglà cơ quan tập hợp tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết trong công ty. Mọi vấn đề trong công ty đều phải được Đại hội đồng biểu quyết hoặc thông qua.
Theo Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020, Đại hội đồng cổ đông họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường.
Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 139 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
1. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường. Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Đại hội đồng cổ đông phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
3. Đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:
a) Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
b) Báo cáo tài chính hằng năm;
c) Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
d) Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
đ) Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
e) Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
g) Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Do đó, đối với công ty cổ phần của bạn thì phải họp Đại hội đồng cổ đông thường niên sau khi kết thúc năm tài chính trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông?
Theo Điều 141 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
1. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn.
2. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông phải có họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần từng loại, số và ngày đăng ký cổ đông của từng cổ đông.
3. Cổ đông có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông; yêu cầu sửa đổi thông tin sai lệch hoặc bổ sung thông tin cần thiết về mình trong danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông. Người quản lý công ty phải cung cấp kịp thời thông tin trong sổ đăng ký cổ đông, sửa đổi, bổ sung thông tin sai lệch theo yêu cầu của cổ đông; chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh do không cung cấp hoặc cung cấp không kịp thời, không chính xác thông tin sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu. Trình tự, thủ tục yêu cầu cung cấp thông tin trong sổ đăng ký cổ đông thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.
Như vậy, danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định trên. Danh sách này được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không có quy định khác về thời hạn ngắn hơn 10 ngày.
Quy trình cuộc họp Đại hội đồng cổ đông?
Trình tự tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Mời họp đại hội đồng cổ đông
Tài liệu gửi cho cổ đông bao gồm:
+ Thông báo mời hợp
+ Chương trình họp, các tài liệu sử dụng trong cuộc họp và dự thảo nghị quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp;
+ Phiếu biểu quyết;
Thời gian gửi: Chậm nhất 21 ngày trước ngày khai mạc nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn dài hơn
Tiến hành họp đại hội đồng cổ đông
Điều kiện họp đại hội động cổ đông:
+ Số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 50% tổng số phiếu biểu quyết.
+ Tối thiểu 33% triệu tập lần 2 sau 30 ngày tiếp theo, triệu tập lần 3 sau 20 ngày tiếp không giới hạn
Thông qua nghị quyết của đại hội đồng cổ đông
Nghị quyết của đại hội đồng cổ đông sẽ được thông qua nếu đáp ứng quy định tại điều 148 luật doanh nghiệp 2020.
Thông báo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông
+ Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nghị quyết được thông qua;
Trường hợp công ty có trang thông tin điện tử, việc gửi nghị quyết có thể thay thế bằng việc đăng tải lên trang thông tin điện tử của công ty.
+ Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có hiệu lực kể từ ngày được thông qua hoặc từ thời điểm hiệu lực ghi tại nghị quyết đó.
Các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông được thông qua bằng 100% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là hợp pháp và có hiệu lực ngay cả khi trình tự và thủ tục thông qua nghị quyết đó không được thực hiện đúng như quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu hợp đồng mua bán/thuê mua nhà ở riêng lẻ năm 2022
- Người bị trục xuất được phép có phiên dịch viên khi làm việc với cơ quan có thẩm quyền không?
- Tiền trúng vé số là tài sản chung hay tài sản riêng?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Họp Đại hội đồng cổ đông thường niên trong thời hạn bao lâu?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, bản thể hiện của hóa đơn điện tử, báo cáo quyết toán thuế, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020, điều kiện tổ chức cuộc họp Đại hội đồng cổ đông như sau:
Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết. Tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 139 Luật Doanh nghiệp quy định đại hội đồng cổ đông thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau:
+ Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
+ Báo cáo tài chính hằng năm;
+ Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị;
+ Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
+ Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên;
+ Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại;
+ Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.
Địa điểm họp Đại hội đồng cổ đông được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.