Học sinh dân tộc thiểu số tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hỗ trợ học tập bao nhiêu?

11/08/2022
Học sinh dân tộc thiểu số tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hỗ trợ học tập bao nhiêu?
542
Views

Học tập là quyền và nghĩa vụ hiến định của công dân- được ghi nhận trong Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Quy định này là “kim chỉ nam” cho mọi hoạt động giáo dục, làm thế nào để mọi người đều được học tập trong môi trường giáo dục lành mạnh và tiên tiến nhất. Là chủ thể đặc biệt cần được chú ý quan tâm- thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số được nhà nước thực hiện nhiều chính sách tích cực trong việc giúp họ tiếp cận với học tập, đặc biệt là việc cho phép thành lập các trường phổ thông dân tộc nội trú tại các huyện, các tỉnh. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Học sinh dân tộc thiểu số tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hỗ trợ học tập bao nhiêu?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Cơ sở pháp lý:

  • Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT

Khái quát về trường phổ thông dân tộc nội trú?

Trường học là một tổ chức giáo dục ở cơ sở, nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Trong nhà trường, hoạt động trung tâm là hoạt động dạy và học, tất cả các hoạt động đa dạng khác đều hướng tới làm tăng hiệu quả của quá trình dạy và học. Nhà trường có nhiệm vụ trang bị kiến thức, phát triển nguồn nhân lực cho xã hội.

Trường phổ thông dân tộc nội trú là loại hình trường phổ thông chuyên biệt thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập dành cho con em các dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn nhằm góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ cho những vùng này. Trường phổ thông dân tộc nội trú có 100% học sinh ở nội trú.

Về mục tiêu, vai trò: Trường phổ thông dân tộc nội trú được Nhà nước thành lập cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng có điều kiện kinh tế -xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần tạo nguồn đào tạo cán bộ và nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng này, thực hiện các nhiệm vụ của trường trung học quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành và các nhiệm vụ đặc thù nhằm thực hiện mục tiêu: “Nâng cao chất lượng giáo dục, đưa nhà trường tiến lên một trạng thái mới có chất lượng cao hơn, với mục tiêu cuối cùng là đào tạo một lớp thanh niên các dân tộc ít người có được trình độ học vấn trung học phổ thông, biết tự chủ học tập và biết phấn đấu để trở thành nguồn cán bộ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội vùng miền núi và dân tộc.” Trường phổ thông dân tộc nội trú có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú được tổ chức thành cấp huyện ( đào tạo cấp trung học cơ sở (THCS) được thành lập tại các huyện miền núi, hải đảo, vùng dân tộc) và cấp tỉnh (đào tạo cấp trung học phổ thông (THPT) được thành lập tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Đối tượng tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú?

Đối tượng tuyển sinh của trường phổ thông dân tộc nội trú cũng có những đặc điểm riêng được quy định tại Điều 18 Thông tư 01/2016/TT-BGDĐT, cụ thể:

Một là, thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành. Ví dụ: Là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày 30/6/2020) ở các xã vùng III và các thôn đặc biệt khó khăn (ngoài các xã vùng III) theo Quyết định 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ (theo kế hoạch tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Ngân Sơn năm học 2020 – 2021).

Hai là, thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng trên, nếu được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định là vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc thì cũng thuộc diện tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú. Đây là những đối tượng được đánh giá dựa trên kết quả học tập, năng lực cá nhân, đạo đức cũng như kỹ năng thì sẽ được xem xét để tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc.

Ba là, trường phổ thông dân tộc nội trú được phép tuyển sinh không quá 5% trong tổng số chỉ tiêu được tuyển mới hằng năm là con em người dân tộc Kinh có hộ khẩu thường trú và định cư từ 03 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành. Điều này cũng nhằm tạo điều kiện đối với con em dân tộc Kinh nhưng sống trong điều kiện và tình cảnh của người dân tộc thiểu số.

Bên cạnh việc thuộc đối tượng tuyển sinh kể trên, thanh niên, thiếu niên là người dân tộc thiểu số phải trong độ tuổi quy định, theo đó:

  • Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
  • Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm. (theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 28 Luật Giáo dục năm 2019).

Mặc dù đã quy định về đối tượng tuyển sinh, tuy nhiên một chính sách cực kỳ đặc biệt mà nhà nước dành riêng cho các đối tượng đặc biệt đó là “tuyển thẳng“, tức là không qua dự tuyển, được áp dụng với: Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người; Học sinh người dân tộc thiểu số thuộc đối tượng tuyển sinh đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa; văn nghệ; thể dục thể thao; cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học.

Học sinh dân tộc thiểu số tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hỗ trợ học tập bao nhiêu?
Học sinh dân tộc thiểu số tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hỗ trợ học tập bao nhiêu?

Học sinh dân tộc thiểu số tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hỗ trợ học tập bao nhiêu?

Theo nghị định 57/2017/NĐ-CP

Điều 4. Chính sách hỗ trợ học tập

Mức hỗ trợ:

a) Trẻ mẫu giáo dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục mầm non được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 30% mức lương cơ sở/trẻ/tháng.

b) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 40% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

c) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 60% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

d) Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/học sinh/tháng.

đ) Học sinh sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng mức hỗ trợ học tập bằng 100% mức lương cơ sở/người/tháng.

Thời gian được hưởng hỗ trợ:

12 tháng/năm cho đối tượng có thời gian học đủ 9 tháng/năm trở lên; trường hợp đối tượng học không đủ 9 tháng/năm thì được hưởng theo thời gian học thực tế.

Nguyên tắc hưởng:

a) Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường, khoa dự bị đại học, các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, nếu học đồng thời ở nhiều khoa trong cùng một cơ sở giáo dục hoặc học ở nhiều cơ sở giáo dục khác nhau thì chỉ được hưởng hỗ trợ một lần. Trường hợp học sinh, sinh viên bị ngừng học thì thời gian ngừng học không được hưởng hỗ trợ. Trường hợp học sinh, sinh viên bị buộc thôi học thì thôi hưởng chính sách hỗ trợ ngay sau khi thôi học.

b) Trường hợp trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ cùng tính chất thì chỉ được hưởng một chính sách với mức hỗ trợ cao nhất, cụ thể:

  • Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 – 2016 đến năm học 2020 – 2021.
  • Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc là học sinh bán trú học tại trường phổ thông công lập có học sinh bán trú được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn.
  • Học sinh dân tộc thiểu số rất ít người học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dự bị đại học được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng học bổng chính sách quy định tại Thông tư liên tịch số 109/2009/TTLT/BTC-BGDĐT ngày 29 tháng 5 năm 2009 của Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú và các trường dự bị đại học dân tộc.
  • Sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục đại học được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.
  • Học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng chính sách hỗ trợ học tập quy định tại Nghị định này không được hưởng học bổng chính sách quy định tại Quyết định số 53/2015/QĐ-TTg ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp và không được hưởng hỗ trợ chi phí học tập quy định tại Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Học sinh dân tộc thiểu số tại trường phổ thông dân tộc nội trú được hỗ trợ học tập bao nhiêu?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hồ sơ dự tuyển học tập tại trường phổ thông dân tộc nội trú cần những gì?

– Giấy khai sinh (bản sao xuất trình kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu (bản sao xuất trình kèm bản gốc để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực; trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc phải có giấy xác nhận hộ khẩu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại địa phương);
– Học bạ cấp tiểu học (đối với dự tuyển vào cấp Trung học cơ sở), học bạ cấp trung học cơ sở (đối với dự tuyển vào cấp trung học phổ thông)
– Bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp trung học cơ sở tạm thời hoặc bản sao bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (đối với dự tuyển vào cấp trung học phổ thông);
– Giấy xác nhận chế độ ưu tiên, khuyến khích do cơ quan có thẩm quyền cấp (nếu có).

Phương thức chi hỗ trợ học tập tại trường phổ thông dân tộc nội trú như thế nào?

Theo nghị định 57/2017/NĐ-CP quy định:
a) Các cơ sở giáo dục công lập chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo, cho học sinh, sinh viên. Việc chi trả thực hiện theo tháng.
b) Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo, Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội chi trả tiền hỗ trợ học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người chăm sóc) trẻ mẫu giáo; học sinh, sinh viên hoặc thông qua cha mẹ học sinh, sinh viên thuộc các cơ sở giáo dục ngoài công lập. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của đối tượng được hưởng, việc chi trả có thể thực hiện theo tháng hoặc theo quý.

Cơ sở vật chất của trường phổ thông dân tộc nội trú có đảm bảo chất lượng không?

Căn cứ tại Điều 6 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư 01/2016/TT-BGDĐ quy định về cơ sở vật chất và thiết bị của trường trường phổ thông dân tộc nội trú như sau:
Trường phổ thông dân tộc nội trú có cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định tại Điều lệ trường trung học hiện hành và đảm bảo tiêu chí của trường chuẩn quốc gia,
Ngoài ra còn có các hạng mục sau:
– Khu nội trú có diện tích sử dụng tối thiểu 6m2/học sinh.
– Phòng ở nội trú, nhà ăn cho học sinh và các trang thiết bị kèm theo.
– Nhà công vụ cho giáo viên.
– Nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc với các thiết bị kèm theo.
– Phòng học và thiết bị giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông, nghề truyền thống của các dân tộc phù hợp với địa phương.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.