Thời điểm giãn cách hiện tại chắc hẳn các hoạt động dạy học; làm việc đều được tiến hành theo hình thức online là chủ yếu. Việc sử dụng các nền tảng như Teams, Zoom… đều được tiến hành trên cơ sở mạng internet. Đây là kết quả của hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông. Vậy hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông được quy định như thế nào?
Luật sư 247 xin tư vấn như sau:
Dịch vụ viễn thông là gì?
Viễn thông là việc gửi, truyền, nhận và xử lý ký hiệu, tín hiệu, số liệu, chữ viết, hình ảnh, âm thanh; hoặc dạng thông tin khác bằng đường cáp, sóng vô tuyến điện, phương tiện quang học và phương tiện điện từ khác.
Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông; bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.
Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:
- Dịch vụ thoại;
- Dịch vụ fax;
- Dịch vụ truyền số liệu;
- Dịch vụ truyền hình ảnh;
- Dịch vụ nhắn tin;
- Dịch vụ hội nghị truyền hình;
- Dịch vụ kênh thuê riêng;
- Dịch vụ kết nối Internet.
Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:
- Dịch vụ thư điện tử;
- Dịch vụ thư thoại;
- Dịch vụ fax gia tăng giá trị;
- Dịch vụ truy nhập Internet.
Tổ chức thiết lập mạng viễn thông công cộng, mạng viễn thông dùng riêng phải có Giấy phép thiết lập mạng viễn thông. Không quy định việc phải có giấy phép thiết lập mạng viễn thông đối với tổ chức cá nhân thiết lập mạng viễn thông nội bộ.
Doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ viễn thông thì trước hết phải có giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông. Và trước đó, phải thành lập doanh nghiệp trước; và đăng ký mã ngành nghề liên quan đến dịch vụ viễn thông.
Cung cấp dịch vụ viễn thông
Theo quy định của pháp luật, cung cấp dịch vụ viễn thông là việc sử dụng thiết bị; thiết lập hệ thống thiết bị viễn thông tại Việt Nam để thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình khởi phát; xử lý, chuyển tiếp, định tuyến; kết cuối thông tin cho người sử dụng dịch vụ viễn thông thông qua việc giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông nhằm mục đích sinh lợi.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản cung cấp dịch vụ viễn thông là việc sử dụng, thiết lập các thiết bị viễn thông tại Việt Nam; để cung cấp các thông tin cho người sử dụng dịch vụ viễn thông. Việc cung cấp dịch vụ viễn thông được thực hiện qua việc giao kết hợp đồng với người sử dụng dịch vụ. Có thể kể đến các dịch vụ như kết nối mạng internet; dịch vụ fax trên điện thoại; dịch vụ nhắn tin trên điện thoại; dịch vụ gửi hình ảnh, âm thanh; thư thoại như voice chat…
Việc cung cấp dịch vụ viễn thông qua biên giới đến người sử dụng dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ đất liền Việt Nam phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đã được cấp giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông. Trong đó có loại hình dịch vụ viễn thông quốc tế.
Bộ Thông tin và Truyền thông quy định và hướng dẫn việc cung cấp; và sử dụng dịch vụ viễn thông qua biên giới đối với tàu, thuyền, máy bay trên vùng trời, vùng biển của Việt Nam; và các trường hợp đặc biệt khác.
Bán lại dịch vụ viễn thông
Theo quy định, bán lại dịch vụ viễn thông là việc doanh nghiệp viễn thông, đại lý dịch vụ viễn thông cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông trên cơ sở thuê đường truyền dẫn; hoặc mua lưu lượng viễn thông thông qua hợp đồng ký với doanh nghiệp viễn thông khác.
Như vậy, việc bán lại dịch vụ viễn thông được hiểu là việc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ dựa trên việc sử dụng đường truyền của doanh nghiệp khác. Việc sử dụng đường truyền, lưu lượng của doanh nghiệp viễn thông khác được thực hiện trên cơ sở mua lại, hoặc thông qua hợp đồng thuê.
Mời bạn đọc tham khảo:
- Vốn pháp định của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông
- Luật viễn thông 2009 ban hành ngày 23/11/2009
Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định cho người sử dụng tại một địa điểm có địa chỉ; và phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông.
Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ, phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, trước khi bán lại dịch vụ viễn thông di động, doanh nghiệp phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là:
• Phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ viễn thông trên phạm vi cả nước,
• Bảo đảm quyền truy nhập dịch vụ bình đẳng, hợp lý cho mọi người dân, đồng thời theo từng thời kỳ, Nhà nước có chính sách ưu tiên hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, gia đình chính sách xã hội…
• Việc hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, thiết bị đầu cuối và cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được thực hiện thông qua doanh nghiệp hoặc trực tiếp tới người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Việc cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được thực hiện trên cơ sở hợp đồng, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết giữa doanh nghiệp viễn thông với người sử dụng dịch vụ viễn thông.
Hợp đồng, điều kiện giao dịch chung về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.