Hòa giải tranh chấp thương mại là gì?

28/12/2021
Hòa giải tranh chấp thương mại là gì?
617
Views

Trong hoạt động kinh doanh nói chung; thật không khó để bắt gặp các cuộc tranh chấp giữa chủ thể của quan hệ pháp luật doanh nghiệp. Bởi trong quá trình hoạt động của mình; các chủ thể luôn tồn tại các xung đột về quyền và lợi ích. Do đó, vấn đề đặt ra là phương thức giải quyết nào sẽ được áp dụng với từng vụ tranh chấp thương mại? Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại nào là tối ưu, đơn giản và hiệu quả cao? Mỗi phương thức giải quyết đều có những ưu, nhược điểm riêng; và không nằm ngoài xu thế đó, hòa giải là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp được nhiều chủ thể sử dụng. Vậy, hòa giải tranh chấp thương mại là gì? Vai trò của hòa giải tranh chấp thương mại được thể hiện như thế nào?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Hòa giải tranh chấp thương mại là gì?

  • Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định pháp luật
  • Giải quyết tranh chấp thương mại là hoạt động của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại.
  • Hòa giải tranh chấp thương mại là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do một bên làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các bên.

Phân loại hòa giải thương mại

Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của pháp luật; phương thức hòa giải trong việc giải quyết tranh chấp có thể chia làm 2 loại:

  • Hòa giải bắt buộc theo thủ tục tố tụng của Tòa án (theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015);
  • Hòa giải theo thỏa thuận của các bên (theo quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010 hoặc theo Nghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2017 quy định về hòa giải thương mại).

Quyền và nghĩa vụ các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải

Quyền và nghĩa vụ các bên tranh chấp trong quá trình hòa giải được quy định tại Điều 13 Nghị định 22/2017/NĐ-CP. Cụ thể:

Quyền của các bên tranh chấp

  • Lựa chọn trình tự, thủ tục hòa giải, hòa giải viên thương mại, địa điểm, thời gian để tiến hành hòa giải;
  • Đồng ý hoặc từ chối hòa giải; yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt hòa giải;
  • Yêu cầu việc hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai;
  • Được bày tỏ ý chí và quyết định về nội dung hòa giải;
  • Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Nghĩa vụ của các bên tranh chấp

  • Trình bày đúng sự thật, các tình tiết của tranh chấp; cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp theo đề nghị của hòa giải viên thương mại;
  • Thi hành kết quả hòa giải thành;
  • Trả thù lao và chi phí dịch vụ hòa giải thương mại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Phạm vi và điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

  • Tranh chấp thương mại giữa các bên nếu muốn lựa chọn giải quyết bằng phương thức hòa giải phải thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 2 Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
  • Về cơ bản, phạm vi tranh chấp thương mại được giải quyết bằng hòa giải thương mại tương tự như phạm vi các tranh chấp được lựa chọn giải quyết bằng trọng tài thương mại như quy định tại Điều 2 Luật Trọng tài Thương mại năm 2010. Như vậy, các tranh chấp có thể được giải quyết tại Trọng tài đều có thể giải quyết bằng hòa giải thương mại.

Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng hòa giải thương mại

  • Điều kiện để tranh chấp thương mại được giải quyết thông qua hòa giải được quy định tại Điều 6; Điều 11 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, đó là các bên phải có thỏa thuận hòa giải.
  • Thỏa thuận hòa giải được lập thành văn bản, có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản hòa giải trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng; và có thể được lập trước hoặc sau khi phát sinh tranh chấp hoặc bất cứ thời điểm nào trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Điều kiện để giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải là phải có thỏa thuận hòa giải; thỏa thuận này có thể là một điều khoản trong hợp đồng hoặc một thỏa thuận riêng. Điều khoản này có thể được soạn thảo trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.

Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải

Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 14 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:

  • Các bên có quyền lựa chọn Quy tắc hòa giải của tổ chức hòa giải thương mại để tiến hành hòa giải; hoặc tự thỏa thuận trình tự, thủ tục hòa giải. Trường hợp các bên không có thỏa thuận về trình tự, thủ tục hòa giải; thì hòa giải viên thương mại tiến hành hòa giải theo trình tự; thủ tục mà hòa giải viên thương mại thấy phù hợp với tình tiết vụ việc; nguyện vọng của các bên và được các bên chấp thuận.
  • Tranh chấp có thể do một hoặc nhiều hòa giải viên thương mại tiến hành theo thỏa thuận của các bên.
  • Tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hòa giải; hòa giải viên thương mại đều có quyền đưa ra đề xuất nhằm giải quyết tranh chấp.
  • Địa điểm, thời gian hòa giải được thực hiện theo thỏa thuận của các bên; hoặc theo lựa chọn của hòa giải viên thương mại trong trường hợp các bên không có thỏa thuận.

Vai trò của việc hòa giải tranh chấp thương mại

  • Thứ nhất, hòa giải đề cao và đảm bảo yếu tố tự quyết. Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện; trao đổi, đàm phán và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình. Các bên có quyền tự do bày tỏ; thể hiện và bảo vệ cho quan điểm của mình.
  • Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải có thể duy trì; hoặc cải thiện mối quan hệ giữa các bên nhờ việc xem xét đến lợi ích và quan tâm thực tế của các bên. Hòa giải ít phụ thuộc vào các quy tắc, nguyên tắc; mà chủ yếu dựa vào con người.
  • Thứ ba, hòa giải ngoài tố tụng là phương thức hữu dụng khi các bên không lựa chọn Tòa án; hay trọng tài bởi thủ tục linh hoạt; không cứng nhắc, có thể được thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi.
  • Thứ tư, hòa giải giúp giải quyết ổn thỏa, giảm thiếu những tranh chấp; bất đồng, mâu thuẫn, xích mích theo một cách tối ưu nhất bởi những ưu điểm của nó.
  • Thứ năm, hòa giải được biết đến là một biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế trong bối cảnh Tòa án đang bị quá tải với các vụ tranh chấp cần được giải quyết; góp phần giảm tải khối lượng công việc lên Tòa án, tiết kiệm chi phí,….

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hòa giải tranh chấp thương mại là gì?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, vui lòng liên hệ luatsu2470833102102.

Câu hỏi thường gặp

Thỏa thuận hòa giải là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP; Thỏa thuận hòa giải là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh bằng phương thức hòa giải.

Hòa giải thương mại quy chế là gì?

Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP; Hòa giải thương mại quy chế là hình thức giải quyết tranh chấp tại một tổ chức hòa giải thương mại theo quy định của Nghị định này và Quy tắc hòa giải của tổ chức đó.

Hòa giải thương mại vụ việc là gì?

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP; Hòa giải thương mại vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp do hòa giải viên thương mại vụ việc được các bên lựa chọn tiến hành theo quy định của Nghị định này và thỏa thuận của các bên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.