Hỗ trợ thế nào đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19?

01/10/2021
Hỗ trợ thế nào đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19
875
Views

Dịch COVID bùng phát ở nhiều tỉnh thành, Nhà nước yêu cầu giãn cách toàn xã hội. Từ đó, nhiều người lao động lao đao trước nguy cơ thất nghiệp. Nghiêm trọng hơn có thể nói đến không đáp ứng đủ nhu cầu cơ bản. Vậy Nhà nước có hướng dẫn hỗ trợ thế nào đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

CĂN CỨ PHÁP LÝ

  • Quyết định 28/2021/QĐ-TTg Về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi COVID-19
  • Luật Tổ chức Chính phủ 2015
  • Luật Việc làm 2013
  • Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24 tháng 9 năm 2021

NỘI DUNG TƯ VẤN

Đối tượng được hỗ trợ

  • Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021; có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm thất nghiệp của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Không bao gồm các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 1:

a) Người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân.
b) Người lao động đang làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và các quy định pháp luật hiện hành về tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

  • Người lao động dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động; hợp đồng làm việc (từ 01/01/2020 đến hết 30/9/2021) có thời gian đóng bảo hiểm theo quy định; không bao gồm người đã có quyết định hưởng lương hưu hàng tháng.
  • Không áp dụng đối với đối tượng tự nguyện không nhận hỗ trợ.

Trình tự thực hiện áp dụng hỗ trợ thế nào đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi bị ảnh hưởng bởi COVID-19?

  • Cơ quan BHXH lập danh sách người lao động thuộc đối tượng hỗ trợ gửi người sử dụng lao động để người lao động xác nhận thông tin nhận hỗ trợ.

Chậm nhất đến hết ngày 20/10/2021; cơ quan bảo hiểm xã hội phải gửi xong danh sách đến tất cả người sử dụng lao động; công khai thông tin người thuộc đối tượng hỗ trợ trên trang thông tin điện tử của cơ quan BHXH cấp tỉnh.

  • Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được danh sách do cơ quan BHXH gửi đến, người sử dụng lao động rà soát danh sách do cơ quan bảo hiểm gửi đến. Sau đó, bổ sung, điều chỉnh; hoàn thiện danh sách kèm theo hồ sơ theo quy định, gửi cơ quan BHXH.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người lao động đúng, đủ thông tin; và trong 20 ngày kể từ ngày nhận được danh sách người lao động điều chỉnh thông tin do người sử dụng lao động gửi đến; cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động…

Với người lao động đã dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp thì thực hiện theo thủ tục sau:

  • Người lao động đề nghị cơ quan BHXH cấp tỉnh/huyện nơi muốn nhận hỗ trợ theo Mẫu số 04; chậm nhất đến 20/12/2021.
  • Cơ quan BHXH trả tiền hỗ trợ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị; chậm nhất đến 20/12/2021 phải hoàn thành…

Mức hỗ trợ

Hỗ trợ một lần bằng tiền, cụ thể như sau:

  • Thời gian đóng bảo hiểm dưới 12 tháng: Hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: Hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: Hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: Hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: Hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: Hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Vợ có thể đơn phương ly hôn khi chồng đi tù. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người lao động nhận tiền hỗ trợ thế nào thuận tiện nhất?

NLĐ nên chuẩn bị một tài khoản ngân hàng cá nhân.
Theo đó, thông tin cần cung cấp để nhận hỗ trợ bao gồm: tên ngân hàng mở tài khoản (bao gồm cả tên chi nhánh); số tài khoản ngân hàng; số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân được dùng để mở tài khoản ngân hàng.

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013).

Đang ở nước ngoài có thể nộp hồ sơ trợ cấp thất nghiệp qua bưu điện không?

Khoản 2 Mục III Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ quy định: “Cho phép người lao động được gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng được thực hiện dưới hình thức gián tiếp (gửi thư điện tử, fax, qua đường bưu điện…) trong thời gian từ ngày 1/4/2020 đến khi công bố hết dịch mà không phải xin xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn về việc xảy ra dịch bệnh trên địa bàn”.

Bị nhiễm Covid-19, NLĐ có được nhận BHXH 1 lần?

NLĐ nếu nhiễm Covid-19 mà dẫn đến suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn thì được hưởng chế độ BHXH 1 lần.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác · Tư vấn luật

Để lại một bình luận