Chào Luật sư. Hiện tại nhà tôi có nhận được thông báo từ trên Ủy ban gửi về thông báo rằng sẽ thu hồi mảnh đất nhà tôi để quy hoạch làm đường và Nhà nước sẽ có hỗ trợ khi thu hồi đất nhưng tôi không hiểu rõ về vấn đề này mong Luật sư có thể giải đáp thắc mắc về khái niệm hỗ trợ cũng như các khoản hỗ trợ khi thu hồi đất và khái niệm bồi thường, hỗ trợ có gì khác nhau không? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc, cảm ơn Luật sư.
Căn cứ pháp lý
Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là gì?
Hỗ trợ là những hình thức của cơ quan nhà nước thực hiện hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư khi Nhà nước thu hồi đất ở theo quy định Luật đất đai năm 2013.Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Khoản 14 Luật Đất đai 2013) gồm:
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;
- Hỗ trợ tái định cư;
- Hỗ trợ khác.
Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Căn cứ Điều 83 Luật Đất đai, các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:
- Một là, khoản hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất: Đây là khoản hỗ trợ được chi trả cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức bị thu hồi đất nông nghiệp. Mức hỗ trợ phụ thuộc vào diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi.
- Hai là, hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm: Đây là khoản hỗ trợ được áp dụng đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp hoặc thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở. Các hình thức hỗ trợ ví dụ như hỗ trợ tìm kiếm việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn tín dụng…
- Ba là, hỗ trợ tái định cư: Khoản hỗ trợ này được áp dụng đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở. Ví dụ như người bị thu hồi đất được ghi nợ tiền sử dụng đất khi nhận hỗ trợ tái định cư là nhà ở/đất ở, được bố trí địa điểm, vị trí tái định cư,…
- Bốn là, các khoản hỗ trợ khác: Các khoản hỗ trợ này áp dụng đối với các đối tượng đang thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước, đối tượng đang sử dụng/quản lý đất công ích của xã, phường, thị trấn. Hình thức hỗ trợ có thể là hỗ trợ chi phí di chuyển tài sản khi thuê nhà không thuộc sở hữu Nhà nước mà bị thu hồi dẫn đến phải di chuyển chỗ ở, các khoản hỗ trợ khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất quyết định theo trường hợp đặc thù của từng địa phương.
Dựa theo căn cứ trên có 04 khoản hỗ trợ được pháp luật đất đai quy định chi trả cho người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất. Tùy từng địa phương, từng loại đất thu hồi và từng đối tượng người bị thu hồi đất mà các khoản hỗ trợ cũng có sự khác biệt.
Phân biệt bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Giống nhau: Bồi thường và hỗ trợ là những hình thức của cơ quan nhà nước thực hiện hỗ trợ cho cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư khi Nhà nước thu hồi đất ở theo quy định Luật đất đai năm 2013.
Khác nhau:
- Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trả lại một giá trị tương ứng khi thu hồi đất (nguyên tắc là có thiệt hại thì bồi thường). Hiện nay, pháp luật đất đai quy định các loại bồi thường sau:
- Bồi thường về đất;
- Bồi thường về nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;
- Bồi thường chi phí đầu tư vào đất;
- Bồi thường về vật nuôi, hoa màu.
- Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đời sống, sản xuất và phát triển (Khoản 14 Luật Đất đai 2013) gồm:
- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;
- Hỗ trợ tái định cư;
- Hỗ trợ khác.
Các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân có gì mới?
Thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án vì mục đích quốc phòng an ninh (Điều 61 Luật Đất đai 2013) hoặc thu hồi đất đề phát triển kinh tế (Điều 62 Luật Đất đai 2013) là những trường hợp phải do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện thu hồi theo quy định.
Theo đó, người sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi đất có thể được nhận các khoản đền bù/bồi thường, các khoản hỗ trợ theo quy định của Luật Đất đai 2013, Quyết định của từng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất và tùy thuộc từng dự án thực hiện. Cụ thể như sau:
- Một là, đền bù bồi thường về đất khi bị thu hồi đất nông nghiệp (Điều 74, Điều 75 Luật Đất đai 2013). Người sử dụng đất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân được đền bù, bồi thường về đất khi bị thu hồi đất nông nghiệp nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện:
- Thửa đất bị thu hồi không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm;
- Thửa đất bị thu hồi đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp;
- Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam (là người có nguồn gốc là người Việt Nam hoặc có giấy tờ còn thời hạn chứng minh là người Việt Nam) mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà chưa được cấp.
- Hai là, bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (Điều 77 Luật Đất đai 2013). Khoản bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính toán, chi trả cho người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp (đất nông nghiệp có nguồn gốc là được Nhà nước giao, nhận chuyển quyền sử dụng đất, nhận thừa kế) mà bị Nhà nước thu hồi đất.
- Phần diện tích đất bị thu hồi được đền bù chi phí đầu tư vào đất còn lại là phần diện tích trong hạn mức mà người sử dụng đất được giao, được nhận chuyển quyền theo quy định pháp luật hiện hành.
- Các chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính để đền bù bồi thường khi người sử dụng đất bị thu hồi đất nông nghiệp gồm:
- Chi phí san lấp mặt bằng: Chi phí người sử dụng đất chi trả nhằm san lấp, làm phẳng thửa đất để gia tăng khả năng canh tác;
- Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp: Có thể như chi phí đầu tư hệ thống thau chua, rửa mặn tại thửa đất nông nghiệp,…
- Các chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất: Các chi phí này được chi nhằm mục đích đầu tư làm tăng giá trị sử dụng của thửa đất nông nghiệp, cải thiện khả năng sản xuất của thửa đất.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp cho bạn đọc toàn bộ thông tin nội dung về vấn đề”hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất” qua bài viết trên. Bạn đọc có nhu cầu quan tâm đến các vấn đề pháp lý như biểu mẫu hợp đồng mua bán nhà đất ,… vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0833102102 và nhận sự tư vấn nhanh chóng, chính xác nhất từ các luật sư, chuyên viên tư vấn pháp lý dày dặn kinh nghiệp và trình độ chuyên môn cao.
Mời bạn đọc thêm:
- Phân tích các trường hợp thu hồi đất theo quy định hiện hành
- Thu hồi đất giao trái thẩm quyền như thế nào?
- Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất được bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 83 Luật Đất đai 2013 quy định về việc hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, ngoài khoản bồi thường được nhân thì hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi còn được nhận hỗ trợ từ nhà nước. Các khoản hỗ trợ từ nhà nước sau khi tiến hành thu hồi đất nông nghiệp gồm:
– Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
– Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
– Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
– Hỗ trợ khác.
– Hỗ trợ người đang thuê nhà ở không thuộc sở hữu Nhà nước
– Hỗ trợ khi thu hồi đất công ích của xã, phường, thị trấn
– Hỗ trợ khác đối với người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất