Trong quá trình kinh doanh công ty mong muốn được phát triển mở rộng; hoặc vì một lý do nào đó phải thây đổi vố điều lệ đã đăng ký trước đó. Lúc này chủ công ty, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp. Đây là thủ tục tương đối phức tạp, mất thời gian. Và không phải ai cũng biết chuẩn bị 1 bộ hồ sơ chuẩn xác là gồm những gì. Chính vì vậy Luật Sư 247 gửi đến bạn đọc bài viết hướng dẫn làm Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty. Mời bạn đọc theo dõi!
Vốn điều lệ của công ty
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.
Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ của công ty cổ phần khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty.
Vốn điều lệ tối thiểu của công ty hợp danh là bao nhiêu thì pháp luật không quy định. Tuy nhiên, nó lại phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của công ty. Một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu về mức vốn pháp định. Vốn điều lệ phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định.
Hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty
a. Biên bản họp của Hội đồng thành viên thông qua việc thay đổi vố điều lệ.
Biên bản họp ghi rõ nội dung tăng; giảm vốn điều lệ; hay biên bản họp đồng ý việc chuyển nhượng phần vốn góp của những thành viên góp vốn.
b. Quyết định của Hội đồng thành viên thông qua việc thây đổi vốn điều lệ.
c. Thông báo thay đổi vốn điều lê (theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành).
d. Bản báo cáo tài chính gần nhất (trong một số trường hợp).
Trong thời gian 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty, công ty sẽ nhận được thông báo từ phía Sở Kế hoạch và Đầu tư, bao gồm:
- Trong trường hợp hồ sơ hợp lệ: Công ty sẽ nhận được thông báo hồ sơ thay đổi vốn điều lệ hợp lệ; và nhận được đăng ký kinh doanh mới ghi nhận số vốn điều lệ mới thay đổi.
- Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ: Công ty buộc phải thay đổi thông tin; nội dung hồ sơ theo hướng dẫn dựa trên thông báo từ phía Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Thủ tục thực hiện thay đổi vốn điều lệ công ty
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thay đổi vốn điều lệ
Bước chuẩn bị hồ sơ vô cùng quan trọng, hồ sơ gồm các giấy tờ như nêu trên. Sau đây xin nhắc tắm tắt như sau:
- Quyết định về việc thay đổi vốn điều lệ
- Bản sao biên bản họp về việc tháy đổi vốn điều lệ Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thuế; hoặc bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế
- Thông báo thay đổi vốn điều lệ có chữ ký của người đại diện theo pháp luật
- Bản báo cáo tài chính gần nhất (trong một số trường hợp)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp đến nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Sau khi nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận. Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo.
Bạn đọc có thể quan tâm:
- Không góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Vốn điều lệ hộ kinh doanh là bao nhiêu?
Bước 3: Nhận kết quả
Khi hồ sơ thay đổi vốn điều lệ công ty đã nộp hoàn tất. Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ hoặc đăng ký nhận kết quả qua Bưu điện.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, phòng đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo với doanh nghiệp về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ thay đổi vốn điều lệ.
Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ công ty của Luật Sư 247
Thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty hay thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh không hề dễ dàng. Hồ sơ phức tạp, nhiều quy định của pháp luật phải tuân thủ. Bạn cần nắm rõ cả nội dung và hình thức các văn bản cần thiết để tiến hành được thủ tục. Có thể kể đến những khó khăn nếu bạn tự mình tiến hành thủ tục tục như sau:
- Không có nhiều thời gian để tự mình thực hiện
- Vướng mắc khi soạn thảo và nộp hồ sơ
- Khi hồ sơ gặp trục trặc cần sửa đổi bổ sung, thường người không có kinh nghiệm sẽ rất lúng túng khi giải quyết.
Hiểu được những khó khăn đó, Luật sư 247 trân trọng giới thiệu dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tới quý khách hàng. Công việc của quý khách chỉ là cung cấp thông tin. Chúng tôi sẽ giúp quý khách thay đổi đăng ký kinh doanh nhanh nhất, chính xác nhất.
Liên hệ Luật Sư
Sử dụng dịch vụ của Luật sư 247 sẽ đem lại những lợi ích sau:
Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong lĩnh vực doanh nghiệp, hỗ trợ khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ giải thể, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện.
Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư 247 có tính cạnh tranh cao; tùy vào tính chất vụ việc cụ thể. Mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Bảo mật thông tin hách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư 247 sẽ bảo mật 100%.
Nếu quý khách có nhu cầu Thay đổi vốn điều lệ công ty hãy liên hệ Luật sư 247 để được phục vụ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hộ kinh doanh không có mức xác định vốn điều lệ. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình bỏ vốn ra để thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Như vậy, vốn điều lệ của hộ kinh doanh không tách rời với tài sản của chủ hộ kinh doanh. Chính vì vậy không cần làm thủ tục thay đổi.
Căn cứ khoản 3 Điều 28 Điều 28 Nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương thì ngoài các giấy tờ nêu trên, doanh nghiệp phải nộp kèm theo:
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đầu tư;
– Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế;
– Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.