Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

20/10/2021
686
Views

Những quy định về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã hết sức chặt chẽ nhưng nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm vẫn chưa trang bị đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo quản và giữ cho thực phẩm luôn đáp ứng được các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm. Vấn đề về an toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề báo động cấp bách khi những doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quán ăn, nhà hàng đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm từ mức độ ít nghiệm trọng đến mức độ cực kỳ nghiêm trọng. Vậy hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm những gì?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Theo quy định của pháp luật thì khi sản xuất, kinh doanh thực phẩm thì chủ cơ sở, doanh nghiệp, đơn vị phải xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Lý do vì khi cơ sở được cấp giấy phép này nghĩa là chủ cơ sở và nhân viên sản xuất đủ yêu cầu về sức khỏe theo quy định. Cơ sở này đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm để sản xuất, bảo quản thực phẩm.

Chủ cơ sở và toàn bộ nhân viên đã được tập huấn an toàn vệ sinh thực phẩm nên có kiến thức và hiểu được những quy tắc để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản để bán sản phẩm ra thị trường.

Trong đó, điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm bao gồm rất nhiều những quy chuẩn kỹ thuật và những quy định khác đối với thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành nhằm mục đích bảo đảm thực phẩm an toàn đối với sức khoẻ, tính mạng con người.

Đối tượng nào phải xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?

Theo Điều 11, 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đều phải có Giấy phép VSATTP khi hoạt động, cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lý cơ sở không giấy phép; trừ một số trường hợp sau không cần giấy phép:

– Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;

– Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;

– Sơ chế nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;

– Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;

– Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

– Nhà hàng trong khách sạn;

– Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;

– Kinh doanh thức ăn đường phố.

– Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP); Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000; Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC); Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000); hoặc tương đương còn hiệu lực.

Như vậy, các cơ sở, tổ chức có hoạt động kinh doanh; sản xuất thực phẩm bắt buộc phải xin cấp Giấy phép VSATTP trừ những trường hợp nêu trên.

Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Bản sao công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh;

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bảo đảm điều kiện VSATTP, bao gồm:

– Bản vẽ sơ đồ mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khu vực xung quanh.

– Bản mô tả quy trình chế biến (quy trình công nghệ) cho nhóm sản phẩm hoặc mỗi sản phẩm đặc thù.

– Bản cam kết đảm bảo giấy phép VSATTP đối với nguyên liệu thực phẩm và sản phẩm thực phẩm do cơ sở sản xuất và kinh doanh;

– Bản sao công chứng giấy chứng nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh;

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức VSATTP của từng cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh thực phẩm trong cơ sở;

– Giấy chứng nhận tập huấn vệ sinh an toàn thực phẩm;

– Đối với cơ sở đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng VSATTP theo HACCP, trong hồ sơ có bản sao công chứng giấy chứng nhận HACCP;

Có bị phạt tiền khi không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Căn cứ quy định tại Luật An toàn thực phẩm 2010; và quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ – CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:

  • Đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống; mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thì sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật như trên.
  • Đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm; mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; thì sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe; mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật; thì bị Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Liên hệ Luật sư

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Hồ sơ cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.

Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm có bị phạt tù không?

Nếu hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm mà hành vi đó mang tính chất nguy hiểm gây ngộ độc cho nhiều người thì có thể bị xử lý hình sự phạt tù đến 20 năm theo Điều 317 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung mới nhất 2017.

Khi nào bị thu hồi giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm?

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận trong các trường hợp sau đây:
a) Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
b) Cho thuê, mượn Giấy chứng nhận;
c) Tự ý sửa đổi nội dung Giấy chứng nhận;
d) Đã chấm dứt hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực bao lâu?

Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận