Hình phạt tội buôn bán người như thế nào?

05/08/2022
Hình phạt tội buôn bán người
336
Views

Con người là trung tâm của xã hội, là nhân tố quan trọng trong đời sống kinh tế – xã hội và họ đều bình đẳng với nhau. Tuy nhiên, vẫn có những hình thức phạm tội đe dọa đến quyền tự do của con người, coi con người chỉ là hàng hóa để mua bán, đó là tội buôn bán người. Sau đây, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề “Hình phạt tội buôn bán người” qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Khái niệm buôn bán người

Tội buôn bán người là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi phạm tội đã coi con người như một món hàng để thực hiện việc mua bán, trao đổi với mục đích là kiếm lợi nhuận. Đây là hành vi xâm phạm đến các quyền cơ bản được pháp luật bảo hộ của nạn nhân như quyền con người, quyền tự do,…

Đảng và nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt  công tác phòng, chống tội phạm mua bán người. Chỉ thị số 48- CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới chỉ đạo tập trung đấu tranh phòng chống các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm tham nhũng cũng đề cập đến tội phạm mua bán người. Ngày 29/3/2011, Quốc Hội cũng đã thông qua Luật phòng chống mua bán người.

Việt Nam của chúng ta là nước sớm tham gia Công ước quốc tế về phòng chống buôn bán người của Liên hiệp quốc đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, đã ký hiệp định song phương với các nước Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Cam Pu Chia … về phòng chống mua bán người. Trong Bộ luật hình sự tội mua bán người, mua bán trẻ em đã được quy định và trở thành một trong những công cụ đắc lực cho các cơ quan chức năng sử dụng trong công tác phòng chống tội phạm Mua bán người, mua bán trẻ em.

Cấu thành tội buôn bán người

Về mặt khách quan: 

  • Có thực hiện hành vi mua bán người với mục đích thu lợi bất chính. Hành vi này thể hiện dưới các hình thức như dùng tài sản, tiền hoặc các phương tiện thanh toán khác để đổi lấy người nhằm đem bán. Hoặc ngược lại đổi người lấy  tài sản, tiền hoặc các phương tiện thanh toán khác  để thu lợi.

Trên thực tế việc mua bán người được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Nhưng thông thường hành vi này được thực hiện một cách lén lút với các hình thức thanh toán đa dạng có thể bằng hàng hoá, bằng tiền, bằng tài sản khác, …

  • Người bị hại phải là người từ đủ mười sáu tuổi trở lên. Trường hợp người bị hại mà dưới mười sáu tuổi thì sẽ cấu thành tội mua bán người dưới 16 tuổi.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội hoàn toàn không phụ thuộc vào việc người bị hại biết hay không biết mình bị mua bán. Loại tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện xong hành vi mua bán người. Nếu việc mua bán người chưa xảy ra thì được coi là phạm tội chưa đạt.

Về mặt chủ quan:

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Mục đích của họ vì vụ lợi bất chính. Tuy nhiên mục đích phạm tội không phải là một dấu hiệu bắt buộc cấu thành cơ bản của tội này.

Về mặt khách thể:

Hành vi phạm tội buôn bán người xâm phạm tới quyền được bảo vệ nhân phẩm, thân thể của con người.

Về mặt chủ thể:

Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào miễn là họ có năng lực trách nhiệm hình sự.

Nạn nhân của buôn bán người

Buôn bán người có hành vi chuyển giao hoặc tiếp nhận người để chuyển giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp hoặc môi giới để thực hiện hành vi buôn bán, bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác; cưỡng bức người khác thực hiện một trong các hành vi chuyển giao để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

Một người có thể được xác định là nạn nhân khi có một trong những căn cứ sau: Người đó là đối tượng bị mua bán, chuyển giao, tiếp nhận người để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác; người đó là đối tượng bị tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp nhằm mục đích chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.

Hành vi và mục đích buôn bán người

Hành vi buôn bán người được cấu thành bởi 3 yếu tố đó là phương thức, thủ đoạn và mục đích.

Phương thứ buôn bán người là tuyển dụng, vận chuyển, chuyển giao, tiếp nhận người.

Thủ đoạn là đe doạ hay sử dụng các hình thức ép buộc, bắt cóc, lừa lọc, dối trá, lạm dụng quyền lực hay vị thế bị thương tổn hay cho nhận tiền hay lợi ích để đạt được sự chấp thuận của một người đóng vai trò kiểm soát người khác.

Mục đích để kiếm lợi nhuận bằng tài chính hay hiện vật thông qua hình thức bóc lột (cụ thể với mục đích mại đâm, lấy bộ phận cơ thể, để đưa ra nước ngoài và sử dụng nguồn nhân lực). Riêng hành vi mua bán trẻ em chỉ cần 2 yếu tố là phương thức và mục đích

Hình phạt tội buôn bán người

Khung hình phạt 1: phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

Người nào đe dọa dùng vũ lực, dùng vũ lực, lừa gạt hoặc dùng các thủ đoạn khác để thực hiện một trong các hành vi sau đây, 

a) Tiếp nhận hoặc chuyển giao người để nhận, giao tiền, tài sản hoặc những lợi ích vật chất khác;

b) Tiếp nhận hoặc chuyển giao người để cưỡng bức lao động, bóc lột tình dục, lấy bộ phận trên cơ thể của nạn nhân hoặc vì các mục đích vô nhân đạo khác;

c) Vận chuyển, tuyển mộ, chứa chấp người khác để thực hiện những hành vi được quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản này.

Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Vì động cơ đê hèn;

c) Gây thương tích, gây rối loạn tâm thần và hành vi hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương của cơ thể là từ 31% đến 60%, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b của khung hình phạt số 3;

d) Đưa nạn nhân ra khỏi biên giới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

đ) Phạm tội đối với từ 02 người đến 05 người;

e) Phạm tội 02 lần trở lên.

Khung hình phạt 3. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

Nếu phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

b) Đã lấy đi bộ phận cơ thể của nạn nhân;

c) Gây tổn hại cho sức khỏe, gây thương tích hoặc gây rối loạn hành vi, tâm thần của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương của cơ thể là 61% trở lên;

d) Làm nạn nhân tự sát hoặc chết;

đ) Phạm tội đối với 06 người trở lên;

e) Tái phạm nguy hiểm.

Khung hình phạt 4: Hình phạt bổ sung:

Người phạm tội còn có thể sẽ bị phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, phạt tiền từ 20.000.000 đến 100.000.000 đồng hoặc bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hình phạt tội buôn bán người
Hình phạt tội buôn bán người

Tính xuyên biên giới quốc gia của tội buôn bán người

Trong những năm gần đây với xu hướng toàn cầu hóa, chính sách mở cửa hội nhập, đẩy mạnh quan hệ ngoại giao giữa các nước trong và ngoài khu vực, các đối tượng buôn người thường lợi dụng tình hình kinh tế, mức độ an sinh xã hội chênh lệch giữa các quốc gia cũng như tình trạng mất cân bằng giới tính từ đó thực hiện các hành vi dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân thiếu hiểu biết (đa phần đến từ những miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh biên giới của các quốc gia có nền kinh tế kém phát triển) đến các quốc gia phát triển hơn với mục đích lừa mua bán người. Bởi lẽ, nhóm nạn nhân này thường thiếu hiểu biết, trình độ học vấn thấp, đặc biệt luôn có khát khao được “đổi đời” một cách nhanh chóng, nên thường lầm tưởng vào lời hứa hẹn đáp ứng những công việc được trả lương cao hay những mối quan hệ hôn nhân với người ngoại quốc hay một cuộc sống với điều kiện đãi ngộ tốt của các đối tượng lừa buôn người.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hình phạt tội buôn bán người″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như Giấy phép sàn thương mại điện tử, điều kiện cấp phép bay flycam, đơn xin tạm ngừng kinh doanh, dịch vụ bảo hộ logo công ty, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt hai khái niệm buôn bán người và mua bán người như thế nào?

Buôn bán người và mua bán người xét về bản chất cũng đều là hành vi coi con người là hàng hóa để mua bán nhằm kiếm lợi (mục đích tư lợi). Tuy nhiên, xét về hành vi khách quan thì hai khái niệm này không đồng nhất với nhau ở quy mô, mức độ.
Buôn bán người thể hiện quy mô, mức độ lớn hơn, phức tạp hơn và số lượng cũng lớn hơn.
Mua bán người thể hiện ở quy mô, mức độ nhỏ hơn và ít phức tạp hơn.

Bắt cóc là gì?

Bắt cóc được xem là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó về vấn đề kinh tế, chính trị.
Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt con người làm con tin hay bắt và giữ lại nhằm buộc người muốn chuộc phải bảo đảm thực hiện một lời hứa nhằm thỏa mãn một yêu cầu của người bắt, nhưng chỉ bắt người làm con tin nhằm mục đích buộc phía người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc một số tiền thì mới được xem là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu việc bắt cóc nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi bắt cóc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.

Phương hướng đấu tranh với tội buôn bán người như thế nào?

Xây dựng và hoàn thiện những quy định pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm mua bán người, đặc biệt là mua bán phụ nữ và trẻ em. Quy định cụ thể và nghiêm khắc các chế tài trừng trị những hành vi mua bán người.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tệ nạn mua bán người, tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người 30/7”.
Giáo dục cho mọi công dân ý thức được thủ đoạn của bọn phạm tội mua bán người, hậu quả tác gây ra cho nạn nhân và xã hội.
Nâng cao cảnh giác trong quần chúng nhân dân, đề phòng và kịp thời phát hiện tố giác hoạt động của bọn tội phạm với các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Nâng cao năng lực, hiệu quả của công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm mua bán người.
Bảo vệ an toàn cho nạn nhân bị mua bán và người thân thích của họ, đồng thời tổ chức tốt việc tái hoà nhập cộng đồng cho những nạn nhân này có thể sớm ổn định cuộc sống.
Tích cực hợp tác quốc tế trong phòng, chống mua bán người. Cụ thể là, triển khai thực hiện có hiệu quả các công ước, văn kiện quốc tế liên quan đến phòng, chống mua bán người mà Việt Nam gia nhập.
Đồng thời, phối hợp, trao đổi thông tin với các tổ chức quốc tế liên quan, lực lượng chức năng các nước láng giềng, để hỗ trợ nhau trong công cuộc đẩy lùi tội phạm mua bán người.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Comments are closed.