Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt thế nào?

25/08/2022
Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt thế nào?
543
Views

Xin chào Luật sư. Tôi là Hải Hiền, mong Luật sư giải đáp cho tôi câu hỏi: Hành vi tẩu tán tài sản là gì? Hành vi này được xác định như thế nào? Và đối với hành vi tẩu tán tài sản đề trốn nợ sẽ bị xử phạt như thế nào? Rất mong nhận được sự hồi đáp từ phía Luật sư. Xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt thế nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Hành vi tẩu tán tài sản là gì?

Hành vi tẩu tán tài sản chính là việc xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Nếu chứng minh được là hành vi tẩu tán tài sản thì hành vi đó sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp thấy có hành vi tẩu tán tài sản, bạn vẫn có quyền yêu cầu Tòa án thực hiện các biện pháp khẩn cấp tạm thời liên quan đến việc cấm chuyển dịch tài sản để ngăn chặn những hành vi chuyển dịch tài sản này từ phía chủ sở hữu nếu thấy có yếu tố tẩu tán tài sản.

Nếu chứng minh được việc hành vi nào đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ là hành vi tẩu tán tài sản, thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch này là vô hiệu.

Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ được xác định thế nào?

Căn cứ quy định tại Điều 124 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu”.

Cũng theo Khoản 2 Điều 75 Luật Thi hành án Dân sự năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2014) thì:

2. Trường hợp có căn cứ xác định giao dịch liên quan đến tài sản thi hành án nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án thì Chấp hành viên thông báo cho người được thi hành án để yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.

Hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày được thông báo mà người được thi hành án không yêu cầu thì Chấp hành viên yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền hủy giấy tờ liên quan đến giao dịch đó.”

Để xác định hành vi có sự trốn tránh thực hiện nghĩa vụ, cá nhân có nghĩa vụ chứng minh giao dịch đối với tài sản (mà tài sản được xác định là đối tượng để thực hiện nghĩa vụ) nhằm trốn tránh nghĩa vụ.

Khi chứng minh được thì cá nhân có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cần thiết để bảo vệ tài sản, trường hợp giao dịch được thực hiện với bên thứ 3 thì đương sự có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu.

Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt thế nào?

Căn cứ Điều 131 Bộ luật dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Căn cứ điểm a, khoản 5, điểm a khoản 8 điều 64 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 64. Hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực thi hành án dân sự

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản;”

8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4, các điểm a và b khoản 5 Điều này;”

Hành vi tẩu tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thi hành án hoặc để trốn tránh việc kê biên tài sản được xác định là hành vi vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự sẽ bị phạt tiền từ  10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

Xác định hành vi tẩu tán tài sản để trốn thi hành án thế nào?

Căn cứ Điều 44 Luật Thi hành án 2019 về xác định việc chưa có điều kiện thi hành án

Căn cứ kết quả xác minh điều kiện thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người phải thi hành án không có thu nhập hoặc có thu nhập chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho người phải thi hành án, người mà họ có trách nhiệm nuôi dưỡng và không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhưng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cưỡng chế thi hành án hoặc tài sản theo quy định của pháp luật không được kê biên, xử lý để thi hành án;

b) Người phải thi hành án phải thi hành nghĩa vụ về trả vật đặc định nhưng vật phải trả không còn hoặc hư hỏng đến mức không thể sử dụng được; phải trả giấy tờ nhưng giấy tờ không thể thu hồi và cũng không thể cấp lại được mà đương sự không có thỏa thuận khác;

c) Chưa xác định được địa chỉ, nơi cư trú của người phải thi hành án, người chưa thành niên được giao cho người khác nuôi dưỡng.

Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt thế nào?
Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt thế nào?

Hành vi tẩu tán tài sản chính là việc xác lập các giao dịch giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. Nếu chứng minh được là hành vi tẩu tán tài sản thì hành vi đó sẽ bị vô hiệu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, để chứng minh một hành vi đó là hành vi tẩu tán tài sản rất khó.

Điều 24 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thi hành án dân sự quy định:

Từ thời điểm bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu người phải Thi hành án chuyển đổi, tặng cho, bán, chuyển nhượng, thế chấp, cầm cố tài sản cho người khác mà không sử dụng khoản tiền thu được để Thi hành án và không còn tài sản khác hoặc tài sản khác không đủ để đảm bảo nghĩa vụ Thi hành án thì tài sản đó vẫn bị kê biên, xử lý để Thi hành án, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Hành vi tẩu tán tài sản để trốn nợ bị xử phạt thế nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, công chứng tại nhà, đăng ký lại khai sinh, đăng ký cấp lại giấy khai sinh online, mẫu hóa đơn điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu đối với hành vi tẩu tán tài sản?

Căn cứ Khoản 3 Điều 132 Bộ luật Dân sự quy định:
Đối với trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế.

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu bởi hành vi tẩu tán tài sản thế nào?

1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật dân sự.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 133 BLDS nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Để xác định hành vi có dấu hiệu tẩu tán tài sản, cá nhân cần làm gì?

Tại khoản 1 điều 120 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản.”

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.