Truyền thống hiếu đạo tôn ti trật tự đối với người cao tuổi đã có từ lâu đời ở nước ta. Do đó, người cao tuổi có một vị thế rất đặc biệt trong xã hội. Những đối tượng có hành vi lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm người cao tuổi, Không chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ già đều bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể mức phạt của từng hành vi như thế nào, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung hành vi nào sau đây bị cấm đối xử với người cao tuổi tại bài viết dưới đây.
Quy định về người cao tuổi
Trong một gia đình người Việt truyền thống, người cao tuổi là người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
Căn cứ Điều 2 Luật người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi như sau:
Điều 2. Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Theo quy định trên, người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Do đặc điểm về sức khỏe của người cao tuổi thường khá yếu, suy giảm theo thời gian; bị hạn chế khi tham gia các hoạt động thể chất, trí tuệ; hơn nữa, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo tăng cao,… Và đặc biệt là truyền thống hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ của người Việt. Nên người cao tuổi luôn được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm, chăm sóc, bảo vệ.
Xúc phạm người cao tuổi bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Theo quy định trên, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người cao tuổi bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đặc biệt, nếu người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người cao tuổi là thành viên gia đình; thì mức phạt tiền lên đến 1.000.000 đồng. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Thậm chí, thành viên trong gia định có thể bị tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng; nếu có hành vi sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người cao tuổi.
Ngoài bị phạt tiền như nêu ở trên; người có hành vi vi phạm còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đã phát tán nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm người cao tuổi.
Hành vi nào sau đây bị cấm đối xử với người cao tuổi
Điều 9 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định những hành vi sau đây bị cấm đối xử với người cao tuổi bao gồm:
Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi
Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử là các hoạt động tác động xấu về thể chất và tinh thần đối với người cao tuổi, cụ thể là:
– Sử dụng lời nói để công kích, xúc phạm, làm nhục, làm mất danh dự của người cao tuổi
– Sử dụng khả năng thể chất để đánh đập, gây thương tích cho người cao tuổi
– Không thực hiện các nghĩa vụ của cá nhân đối với người cao tuổi như kính trọng, giúp đỡ người cao tuổi, không phụng dưỡng người cao tuổi (nếu là con, cháu)
– Phân biệt đối xử giữa người già và người trẻ, giữa người cao tuổi này và người cao tuổi khác, không cho người cao tuổi tham gia các hoạt động mà người này được quyền tham gia, không cho người cao tuổi được hưởng các quyền lợi mà người cao tuổi xứng đáng được hưởng.
Những hành vi này có thể được thực hiện bởi bất kỳ cá nhân, tổ chức nào (người sử dụng lao động, người trong gia đình,…).
Xâm phạm, cản trở người cao tuổi thực hiện quyền về hôn nhân, quyền về sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác
Người cao tuổi trên thực tế vẫn là công dân Việt Nam, mà đã là công dân Việt Nam, có đủ năng lực hành vi dân sự và thỏa mãn các điều kiện cần thiết khác thì đều có quyền về hôn nhân, quyền sở hữu tài sản và các quyền hợp pháp khác. Khi một cá nhân, tổ chức xâm phạm, cản trở một cá nhân được thực hiện các quyền hợp pháp của mình, thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi
Con đẻ, con nuôi, con riêng, cháu (nội, ngoại), và nói chung những người trong gia đình có trách nhiệm phụng dưỡng người cao tuổi, đây là một trong các trách nhiệm được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 5 Luật Người cao tuổi số 39/2009/QH12 ngày 23/11/2009, do đó, nếu các chủ thể này không thực hiện nghĩa vụ phụng dưỡng người cao tuổi khi người cao tuổi cần được phụng dưỡng (chăm sóc, cấp dưỡng cho người cao tuổi không có khả năng lao động, không có thu nhập, không hoặc thiếu khả năng tự thực hiện các hoạt động sinh hoạt cơ bản) thì đây là hành vi vi phạm về cả pháp luật người cao tuổi và pháp luật hôn nhân và gia đình.
Lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi
Việc thực hiện chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi là trách nhiệm của người trong gia đình của người cao tuổi, không phải là hoạt động thu lợi. Các hành vi lợi dụng việc chăm sóc, phụng dưỡng người cao tuổi để vụ lợi lại vô cùng phổ biến như: Chiếm đoạt tiền hỗ trợ cho người cao tuổi, chiếm đoạt tiền cấp dưỡng của các chủ thể trong gia đình dành cho người cao tuổi,… Đương nhiên các hành vi này là hành vi vi phạm pháp luật, theo từng mức độ, có thể bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự.
Ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái với quy định của pháp luật
Người cao tuổi có thể tham gia lao động, nhưng trên cơ sở tự nguyện và phải đáp ứng đủ một số điều kiện nhất định để trở thành người lao động cao tuổi. Đồng thời, không một chủ thể nào được phép ép buộc cá nhân tham gia lao động (hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc đều dựa trên cơ sở tự nguyện khi giao kết). Do đó, hành vi ép buộc người cao tuổi lao động là vi phạm pháp luật.
Tương tự, một người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật khi ép buộc người cao tuổi làm việc trái với quy định của pháp luật, tùy theo mức độ hành vi, có thể bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự.
Ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi
Việc ép buộc, kích động, xúi giục, giúp người khác thực hiện hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi là việc tác động mạnh về tinh thần, ý chí đến chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, thúc đẩy người này thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật dù có thể trước đó người này không có ý định thực hiện các hành vi này hoặc trợ giúp để chủ thể thực hiện bằng được hành vi vi phạm pháp luật (ở mức độ nghiêm trọng bị xử lý hình sự, nhóm người này tương tự với người chủ mưu, đồng phạm thực hiện hành vi khách quan). Theo đó, đây rõ ràng là hành vi vi phạm pháp luật và phải bị cấm.
Trả thù, đe dọa người giúp đỡ người cao tuổi, người phát hiện, báo tin ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật đối với người cao tuổi
Hành vi trả thù (bằng vũ lực, lời nói, bằng hành vi vi phạm pháp luật) đối với các chủ thể thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình (bảo vệ và trợ giúp người cao tuổi, ở đây là phát hiện và báo tin ngăn chặn hành vi) được coi là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ hành vi, có thể bị xử lý vi phạm hành chính, hoặc có thể bị xử lý hình sự.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Huỷ hoại giấy tờ hộ tịch và sổ hộ tịch bị xử lý như thế nào?
- Huỷ hoại giấy tờ về quốc tịch bị xử lý như thế nào?
- Xe tang có quyền vượt qua không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hành vi nào sau đây bị cấm đối xử với người cao tuổi”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục trích lục khai tử online, tìm hiểu về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 144/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ theo quy định của pháp luật.
Tùy theo tính chất, hậu quả, mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm, kỳ thị người cao tuổi; người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội làm nhục người khác.
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với người cao tuổi.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 144/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật.