Hành vi mua bán động vật hoang dã trên mạng xử phạt ra sao?

12/11/2021
477
Views

Tình trạng mua bán động vật hoang dã vẫn tiếp diễn; mặc dù cơ quan chức năng đã xử lý rất nhiều trường hợp vi phạm. Hiện nay các đối tượng mua bán động vật còn manh động công khai hơn; khi thực hiện hành vi mua bán động vật trên môi trường mạng. Đối với hành vi mua bán động vật hoang dã trên mạng xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Nghị định 35/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Thế nào là động vật hoang dã?

Động vật hoang dã quy định tại Điều 234 của Bộ luật Hình sự; là các loài động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB; theo quy định của Chính phủ; hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật; thực vật hoang dã nguy cấp.

Rất nhiều động vật hoang dã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do nạn mua bán động vật hoang dã; ngày càng quy mô hơn. Đã từng là loài vô cùng phong phú; số lượng voi châu Á ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng xuống chỉ còn khoảng trên dưới một trăm cá thể ngoài hoang dã. Đáng buồn là, Việt Nam vừa là nơi cung cấp; trung chuyển, vừa là điểm đến của nạn buôn bán động vật hoang dã.

Hành vi mua bán động vật hoang dã trên mạng xử phạt ra sao?

Xử phạt vi phạm hành chính hành vi mua bán động vật hoang dã trên mạng

Đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo; kinh doanh mua, bán động vật hoang dã; và các sản phẩm của động vật hoang dã trên môi trường mạng; thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể sẽ có thể bị xử lý phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc bạn có thấy một số website bán động vật và thịt động vật hoang dã (lợn rừng, chồn), động vật sấy khô (sơn dương, tắc kè); và một số động vật thuộc danh mục loài quý hiếm là việc làm trái pháp luật. Cụ thể:

  • Hành vi quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng; và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật; có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 1,5 triệu đồng; theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 16 (Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng;) Nghị định 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.
  • Hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật; nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 400 triệu đồng; theo quy định tại Điều 21 (Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng) Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Bên cạnh đó, hình thức xử phạt bổ sung gồm: Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính; Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính. Ngoài ra, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi; cây trồng và môi trường.

  • Hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp; hoặc có hồ sơ hợp pháp; nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó; nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự; có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 500 triệu đồng; theo quy định tại Điều 23 (Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật) Nghị định 35/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, còn có hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật vi phạm, đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến lâm sản; và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Điều này.
  • Hành vi vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản; (trong đó bao gồm đối với động vật rừng); có thể bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 10 triệu đồng; theo quy định tại Điều 24 (Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản) Nghị định 35/2019/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi mua bán động vật hoang dã trên mạng

Như vậy, trong trường hợp vi phạm vượt mức xử lý hành chính nêu trên thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” theo quy định tại Điều 234 hoặc “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” được quy định tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 với mức hình phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 2 tỷ đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền từ 300 triệu đồng đến 15 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc đình chỉ vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 600 triệu đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Vì vậy, tùy vào tính chất, mức độ, hậu quả mà hành vi vi phạm gây ra; người phạm tội có thể bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Săn bắn thú rừng hoang dã phạm tội gì?

Người săn bắn thú rừng trái phép; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội là: Tội vi phạm quy định về quản lý; bảo vệ động vật hoang dã tại Điều 234; hoặc Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm; tại Điều 244 Bộ luật Hình sự 2015.

  • Với Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã: Theo Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; người phạm tội sẽ phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm 
  • Với Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm: Phạt tiền từ 500 triệu – 02 tỷ đồng; hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm 

Đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng hơn; có thể đối mặt với các mức phạt tù cao hơn của các tội danh này.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Hành vi mua bán động vật hoang dã trên mạng xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Săn bắt chim rừng bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ Điểm c Khoản 4 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ rừng như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
Sử dụng công cụ săn bắt động vật rừng ở những khu rừng có quy định cấm săn bắt; mang các loài vật nuôi vào rừng phục vụ săn bắt động vật rừng khi chưa được chủ rừng cho phép.

Sau khi giám định động vật hoang dã bị săn bắn trái phép thì làm gì?

Theo quy định vật chứng là động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm còn sống thì ngay sau khi có kết luận giám định phải giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để trả về tự nhiên, giao cho trung tâm cứu hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia hoặc giao cho cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Dùng voi để kéo gỗ rừng bị xử phạt ra sao?

Điểm b Khoản 3 Điều 16 Nghị định 35/2019/NĐ-CP theo đó hành vi vi phạm quy định về Điều 16 Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng bị xử phạt như sau:
Điều 16. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

b) Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ, công cụ để khai thác gỗ và thực vật rừng ngoài gỗ vào rừng;

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận