Hành vi lừa đảo diễn biến dưới nhiều dạng thức khác nhau; nhưng đa phần các hành vi này đều đánh vào lòng tin, niềm tin; vào vỏ bọc đã được tạo dựng sẵn nhằm hướng đến mục đích; chiếm đoạt tài sản của người khác. Vừa qua, tại Hà Nội đã có vụ việc mạo danh; nhân viên công ty chuyển đổi ngoại tệ, dụ dỗ nạn nhân góp vốn; với mức lãi suất cao để chiếm đoạt tài sản. Vậy hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Lừa góp vốn kinh doanh rồi chiếm đoạt tài sản?
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty; bao gồm góp vốn để thành lập công ty ;hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập. Khi góp vốn kinh doanh, người góp sẽ chịu ảnh hưởng giữa lợi ích chung và riêng; do đó có thể sẽ gặp phải các nguy cơ như; không sinh lãi, thâm hụt hay thậm chí bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh mang dấu hiệu sau:
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả; (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật; và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau; như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động …
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối
- Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự
Tội lừa đảo góp vốn rồi chiếm đoạt tài sản
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
” Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
….
Hành vi lừa đảo góp vốn rồi chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp trên thì có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù với mức cao nhất là chung thân và có thể áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung như: Phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề đến 05 hoặc tịch thu tài sản.
Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào?
Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ khi mang đầy đủ dấu hiệu của tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi đó tùy vào mức độ lừa đảo, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù với mức cao nhất là chung thân và có thể áp dụng thêm một số hình phạt bổ sung như: Phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề đến 05 hoặc tịch thu tài sản.
Liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về; Hành vi lừa đảo góp vốn kinh doanh ngoại tệ bị xử lý như thế nào? ; Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ số điện thoại 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.
Xem thêm:
- Tội cướp giật tài sản xử lý thế nào theo quy định pháp luật hình sự
- Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng tin nhắn chỉnh sửa xử lý ra sao?
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác.
Góp vốn được hiểu là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty; bao gồm góp vốn để thành lập công ty ;hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Cướp giật tài sản là hành vi công khai chiếm đoạt tài sản một cách nhanh chóng để tránh sự phản kháng của chủ tài sản. Cướp giật tài sản là một trong bốn tội phạm của nhóm tội chiếm đoạt có tính chất công khai về hành vi khách quan của chủ thể. Trong đó cướp giật tài sản là hành vi lợi dụng sơ hở của chủ tài sản (sơ hở sẵn có; hoặc do chính người cướp giật tạo ra) nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng lẩn tránh. Thủ đoạn nhanh chóng lẩn tránh trong thực tế thường là nhanh chóng tẩu thoát.