Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì mua bán ma túy, vận chuyển ma túy, sửa dụng ma túy,.. là vi phạm pháp luật. Vậy hành vi lôi kéo, dụ dỗ người khác sử dụng ma túy thì có phạm tội hay không?
Xin chào Luật sư: Tôi có một người bạn, tuần trước bạn ấy được một thanh niên tầm 25 tuổi; dùng những lời nói ngọt ngào rồi rủ rê bạn tôi vào nhà sử dụng ma túy cùng đám bạn đó. Bạn tôi cũng đang tầm tuổi mới lớn; thích tò mò nên đã nghe theo và bi công an bắt. Bạn tôi có khai do bị dụ dỗ sử dụng chứ ban đầu không hề có ý định sử dụng ma túy. Luật sư cho tôi hỏi: Vậy hành vi dụ dỗ người khác sử dung ma túy của nam thanh niên có phạm tội hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Thế nào là hành vi dụ dỗ người khác sử dụng ma túy?
Dụ dỗ người khác sử dụng ma túy là hành vi xâm phạm đến các quy định của Nhà Nước; vè quản lý, sử dụng các chất ma túy; và gián tiế xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015; lôi kéo người khác sử dụng ma túy trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.
Trong đó, các hành vi được cho là lôi kéo người khác sử dụng ma túy là:
– Rủ rê, dụ dỗ, xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy; để họ sử dụng trái phép chất ma túy một cách tự nguyện.
– Dùng các thủ đoạn khác nhằm kích thích người khác sử dụng trái phép chất ma túy như; Cố ý sử dụng thử cho họ thấy, cung cấp thông tin để họ biết…
Xem thêm: Tụ tập sử dụng ma túy trong khách sạn bị xử lý thế nào theo quy định?
Các yếu tố cấu thành tội dụ dỗ người khác sử dụng ma túy?
Đối với tội lôi kéo sử dụng trái phép chất ma túy, có các dấu hiệu sau đây:
– Có hành vi rủ rê, dụ dỗ, xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma túy; (thường là đối tượng tuổi còn trẻ hoặc là người chưa thành niên) để họ tự nguyện sử dụng trái phép chất ma túy
– Có hành vi dùng các thủ đoạn khác nhằm khêu gợi sự ham muốn của người khác để họ sử dụng trái phép chất ma túy; (như sử dụng thử cho họ thấy, cung cấp thông tin để họ biết…).
Lưu ý: Người nào nghiện ma túy rủ người nghiện ma túy khác cùng sử dụng trái phép chất ma túy; hoặc cùng đi mua chất ma túy để cùng sử dụng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy. Tùy từng trường hợp mà họ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ; hoặc vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc tội sử dụng trái phép chất ma túy.
Các hành vi phạm tội nêu ở trên xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về quản lý, sử dụng các chất ma túy và gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác.
Người phạm tội thực hiện các tội phạm nêu trên với lỗi cố ý.
Chủ thể của các tội phạm nêu trên là bất kỳ người nào có năng lực hình sự
Hành vi dụ dỗ người khác sử dụng ma túy bị xử lý như thế nào?
Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy được quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015.
Theo đó, người nào rủ rê, dụ dỗ, xúi giục hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 01 – 05 năm.
Phạt tù từ 05 – 10 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có tổ chức;
– Phạm tội 02 lần trở lên;
– Vì động cơ đê hèn hoặc vì tư lợi;
– Đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi;
– Đối với phụ nữ mà biết là có thai;
– Đối với 02 người trở lên;
Đối với người đang cai nghiện;
– Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
– Gây bệnh nguy hiểm cho người khác;
– Tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 10 – 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:
– Gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây chết người;
– Gây bệnh nguy hiểm cho 02 người trở lên;
– Đối với người dưới 13 tuổi.
Nặng nhất, người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 15 – 20 năm hoặc tù chung thân nếu gây chết 02 người trở lên.
Hình phạt bổ sung
Hành vi dụ dỗ người khác sử dụng ma túy có thể được áp dụng là phạt tiền từ 05 – 100 triệu đồng.
Như vậy, lôi kéo người khác sử dụng ma túy có thể bị phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân; phạt tiền đến 100 triệu đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Vận chuyển ma túy từ nước ngoài về Việt Nam bị xử lý như thế nào?
- Bệnh nhân tâm thần mua bán ma túy có chịu trách nhiệm hình sự không?
- Vận chuyển ma túy mà không biết có phạm tội không
Trên đây là bài viết của chúng tôi về ” hành vi Dụ dỗ người khác sử dụng ma túy”. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ.
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật hình sự quy định rất rõ về hành vi và mức xử phạt đối với người có hành vi dụ dỗ trẻ vị thành niên sử dụng ma túy. Theo đó, khung hình phạt thấp nhất là hai năm, cao nhất là hai mươi năm tù giam.
Tòa án có thể quyết định giảm nhẹ hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng khi người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ.
Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Trong đó tự khai nhận tội được coi là thành khẩn khai báo và ăn năn hối cải.
Nên người phạm tội cần có thêm một trong các căn cứ khác để được giảm nhẹ hình phạt xuống dưới mức thấp nhất của khung hình phạt.