Hành vi đánh bạc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

09/12/2021
Hành vi đánh bạc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
652
Views

Hành vi đánh bạc là hành vi bị Nhà nước nghiêm cấm; nhưng hiện tại, việc đánh bạc vẫn diễn ra hàng ngày. Bên cạnh đó, để tránh sự quản lý của cơ quan chức năng; hành vi đánh bạc được biến tướng dưới nhiều hình thức; ngày càng khó phát hiện. Không chỉ vậy, việc đánh bạc online hiện tại vẫn đang được diễn ra công khai; khó xử lý một phần cũng vì các đầu máy chủ đều ở nước ngoài; không thể xác định được người có hành vi vi phạm. Vậy hành vi đánh bạc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Bộ luật Lao động năm 2019

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Thế nào là hành vi đánh bạc?

Đánh bạc là hành vi tham gia vào trò chơi được tổ chức bất hợp pháp mà sự được – thua kèm theo việc được – mất lợi ích vật chất đáng kể như tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác. Tuy nhiên, nếu chỉ như vậy; hành vi đánh bạc sẽ không bị nghiêm cấm. Hành vi đánh bạc bị nghiêm cấm một phần cũng vì tính chất côn đồ và những tệ nạn song hành với hành vi đánh bạc. Và có lẽ bắt nguồn từ những vụ thanh toán đẫm máu do không minh bạch, lừa lọc trong một ván cược; mà việc đánh bạc người gắn liền với tệ nạn xã hội và bị nghiêm cấm.

Xử lý hành chính đối với hành vi đánh bạc

Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP; hành vi đánh bạc sẽ đối mặt với các mức phạt tiền sau:

  • Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua số lô, mua số đề.
  • Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi: đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép; cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí, các hoạt động khác; bán bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề.
  • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi: nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác; che giấu việc đánh bạc trái phép.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi tổ chức đánh bạc sau: rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để đánh bạc trái phép; dùng nhà, chỗ ở của mình hoặc phương tiện, địa điểm khác để chứa bạc; đặt máy đánh bạc, trò chơi điện tử trái phép; tổ chức hoạt động cá cược ăn tiền trái phép.
  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các trường hợp: làm chủ lô, đề; tổ chức sản xuất, phát hành bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề; tổ chức mạng lưới bán số lô, số đề; tổ chức cá cược trong hoạt động thi đấu thể dục thể thao, vui chơi giải trí hoặc dưới các hoạt động khác để đánh bạc, ăn tiền.

Xử lý kỷ luật đối với hành vi đánh bạc

Bên cạnh việc bị xử lý hành chính; trong nội bộ các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; người lao động nếu có hành vi đánh bạc theo quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019; hành vi đánh bạc là hành vi phải đối mặt với hình thức kỷ luật sa thải. Tuy nhiên, việc người lao động có hành vi đánh bạc có bị sa thải hay không còn tùy thuộc vào quy định của nội quy lao động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó. Nếu trong nội quy lao động quy định hành vi đánh bạc phải chịu một hình thức khiển trách khác như: khiển trách; kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.

Xử lý hình sự đối với hành vi đánh bạc

Song song với các hình phạt đã được đề ra ở trên; hành vi đánh bạc còn phải chịu trách nhiệm đối với Tội đánh bạc hoặc Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.

Xử lý hình sự đối với tội đánh bạc

Trong đó, tội đánh bạc sẽ phải đối mặt với các mức hình phạt sau:

  • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp: đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vậy trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
  • Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tính chất chuyên nghiệp; tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên; sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội.

Xử lý hình sự đối với tội tổ chức đánh bạc

Trường hợp người tổ chức đánh bạc sẽ phải đối mặt với các mức hình phạt sau:

  • Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng; phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong trường hợp: tổ chức cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc tổ chức 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; sử dụng địa điểm thuộc quyền Sở hữu hoặc quản lý của mình để cho 10 người đánh bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên hoặc cho 02 chiếu bạc trở lên trong cùng một lúc mà tổng số tiền, hiện vật dùng đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên; …
  • Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm trong trường hợp: có tính chất chuyên nghiệp; thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên; sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội; tái phạm nguy hiểm.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật sư X về vấn đề “Hành vi đánh bạc có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao hành vi tổ chức đánh bạc lại bị xử lý nặng hơn hành vi đánh bạc?

Bởi hành vi tổ chức đánh bạc là hành vi tạo môi trường thuận lợi cho nhiều hành vi đánh bạc được thực hiện. Có lẽ, chính vì lí do này mà hành vi tổ chức đánh bạc lại bị xử lý nặng hơn hành vi đánh bạc.

Nếu người tổ chức đánh bạc cũng bị bắt với hành vi đánh bạc thì sẽ bị xử lý theo tội nào?

Theo nguyên tắc thu hút; tội có cấu thành tội phạm nặng hơn sẽ thu hút tội có cấu thành tội phạm nhẹ hơn. Vậy nên, nếu người tổ chức đánh bạc cũng bị bắt với hành vi đánh bạc sẽ bị xử lý theo tội tổ chức đánh bạc.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận