Hành vi buôn bán động vật hoang dã bị xử lý như thế nào?

19/09/2021
Hành vi buôn bán động vật hoang dã bị xử lý như thế nào?
1311
Views

Hành vi buôn bán động vật hoang dã bị xử lý như thế nào?

Ngày 09/09/2021, tại Km 77, Quốc lộ 28, đoạn qua xã Gung Ré, huyện Di Linh, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh đã bắt quả tang ông Trịnh Ngọc Đồng (40 tuổi), trú tại thôn Nao Sẻ; xã Gia Bắc; huyện Di Linh đang vận chuyển 1 con tê tê còn sống (trọng lượng 3 kg) đựng trong bao lưới giấu trong cốp xe máy. Khám xét khẩn cấp nơi ở của đối tượng, công an còn phát hiện thêm nhiều thịt thú rừng quý hiếm đang nằm trong tủ cấp đông. Như vậy, hành vi buôn bán động vật hoang dã trái phép bị xử lý như thế nào? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017

Nội dung tư vấn

Động vật hoang dã là gì?

Động vật hoang dã là các loài động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc Danh mục thực vật rừng; động vật rừng nguy cấp; quý; hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các điều ước quốc tế.

Mua bán động vật hoang dã bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại điều 244 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, hành vi mua bán động vật hoang dã có thể bị truy cứu truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp; quý, hiếm.

Khung 1

Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

  • Săn bắt; giết; nuôi; nhốt; vận chuyển; buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp; quý; hiếm được ưu tiên bảo vệ;
  • Tàng trữ; vận chuyển; buôn bán trái phép cá thể; bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật quy định tại điểm a khoản này;
  • Ngà voi có khối lượng từ 02 kilôgam đến dưới 20 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 50 gam đến dưới 01 kilôgam;
  • Săn bắt; giết; nuôi; nhốt; vận chuyển; buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà không thuộc loài quy định tại điểm a khoản này với số lượng từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim, bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác;
  • Tàng trữ; vận chuyển; buôn bán trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú; từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim; bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản này;
  • Buôn bán trái phép động vật hoặc tàng trữ; vận chuyển; buôn bán trái phép cá thể; bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật có số lượng dưới mức quy định tại các điểm c; d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Khung 2

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 07 cá thể lớp thú, từ 07 cá thể đến 10 cá thể lớp chim; bò sát hoặc từ 10 cá thể đến 15 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
  • Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 08 cá thể đến 11 cá thể lớp thú, từ 11 cá thể đến 15 cá thể lớp chim; bò sát hoặc từ 16 cá thể đến 20 cá thể động vật lớp khác quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
  • Từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi; tê giác hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 01 cá thể đến 02 cá thể voi; tê giác; từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu, hổ hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của từ 03 cá thể đến 05 cá thể gấu; hổ;
  • Ngà voi có khối lượng từ 20 kilôgam đến dưới 90 kilôgam; sừng tê giác có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 09 kilôgam;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
  • Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
  • Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;

Khung 3

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 08 cá thể lớp thú trở lên, 11 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 16 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

Số lượng động vật hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 12 cá thể lớp thú trở lên, 16 cá thể lớp chim, bò sát trở lên hoặc 21 cá thể động vật lớp khác trở lên quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;

Từ 03 cá thể voi; tê giác trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 03 cá thể voi; tê giác trở lên; 06 cá thể gấu; hổ trở lên hoặc bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống của 06 cá thể gấu; hổ trở lên;

Ngà voi có khối lượng 90 kilôgam trở lên; sừng tê giác có khối lượng 09 kilôgam trở lên.”;

Buôn bán; vận chuyển qua biên giới;

Hình phạt bổ sung

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại có thể bị phạt tiền từ 300.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng; đình chỉ hoạt động có thời hạn; cấm kinh doanh; cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn trong khoảng thời gian theo luật định.

Kết luận

Như vậy, hành vi buôn bán động vật hoang dã là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội. Hành vi này cần phải được xử lý triệt để. Cá nhân; tổ chức phát hiện đối tượng nào có hành vi này, thì cần tố giác với cơ quan chức năng để kịp thời ngăn chặn.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Hành vi buôn bán động vật hoang dã bị xử lý như thế nào? Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Kiểm dịch động vật là gì?

Kiểm dịch động vật là kiểm tra của cơ quan thú y trong quá trình sản xuất; lưu thông động vật nhằm phát hiện bệnh truyền nhiễm, kí sinh trùng của động vật đã có hoặc chưa có ở trong nước; bệnh truyền nhiễm; kí sinh trùng của động vật nuôi thuộc diện kiểm dịch quốc tế và các bệnh phải kiểm tra theo hiệp định mua bán; trao đổi; viện trợ kí với nước ngoài; kiểm tra chất độc, chất nội tiết, chất kháng sinh gây hại cho người và động vật để bảo vệ sản xuất và sức khoẻ cộng đồng.

Khi phát hiện thú rừng chạy vào nhà phải làm gì?

Trường hợp phát hiện thú rừng chạy vào nhà, bạn có thể liên hệ với Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc Chi cục Kiểm lâm; Phòng Cảnh sát môi trường; Công an cấp tỉnh nơi bạn đang giữ thú rừng tiến hành các thủ tục theo quy định; bàn giao thú rừng cho Trung tâm Cứu hộ động vật hoang dã và Kỹ thuật bảo vệ rừng thuộc Chi cục Kiểm lâm tại tỉnh; thành nơi bạn sinh sống.

Các loài thú nằm trong Sách Đỏ là gì?

Các loài thú quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam là những sinh vật cấm săn bắt trái phép và được pháp luật bảo vệ. Hãy cùng tìm hiểu về danh sách các loài động vật hoang dã quý hiếm này và thực trạng bảo tồn ở Việt Nam hiện nay.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận