Hack facebook của người khác để chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

24/11/2021
Hack facebook của người khác để chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?
498
Views

Thưa luật sư, tôi có thắc mắc cần được giải đáp. Như luật sư đã biết, các mạng xã hội đã trở nên vô cùng quen thuộc với chúng ta. Rất nhiều thông tin cá nhân được lưu trữ trên các không gian mạng này. Tôi dùng facebook đã khá nhiều năm và tương tác với rất nhiều người.

Tuy nhiên gần đây tôi đã bị hacker bẻ khóa và chiếm lấy tài khoản facebook cá nhân. Theo phản hồi của bạn bè thì hacker đã nhắn tin cho rất nhiều người. Mục đích của hắn là để hỏi vay tiền. Có người bạn đã cho hắn vay tới mấy triệu. Điều này làm tôi rất lo lắng vì ảnh hưởng trực tiếp tới danh dự của tôi. Tôi thấy rất nhiều người gặp tình trạng này như tôi. Vậy luật sư làm ơn giải đáp thắc mắc này giúp tôi. 

Hack facebook của người khác để lừa đảo chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Hãy cùng Luật sư X trả lời thắc mắc trên nhé!

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

Việc bị hack facebook cũng như các trang mạng xã hội khác không hề thiếu. Có người bị bẻ khóa tài khoản cho vui. Nhưng cũng có người làm việc này với mục đích bất chính. 

Phổ biến nhất là dùng tài khoản đó để tìm kiếm thông tin cá nhân của nạn nhân. Thông tin này có thể bao gồm và liên quan đến nhiều thứ. Ví dụ như tài khoản ngân hàng, mật khẩu của các tài khoản khác. Thậm chí việc sử dụng danh bạ cá nhân cũng đã là việc xâm phạm thông tin. 

Nghiêm trọng hơn, hacker còn giả làm nạn nhân để nhắn tin cho người thân vay tiền. Nhiều người đã bị chiếm đoạt số tiền lớn. 

Những hành vi này được quy định là những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hack facebook của người khác để chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Hành vi cung cấp, sử dụng trái phép thông tin

Vi phạm quy định về cung cấp, sử dụng trái phép thông tin trên mạng

Khung 1

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng.

Khung 2

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Truy cập trái phép vào mạng hoặc thiết bị số của người khác để chiếm quyền điều khiển thiết bị số hoặc thay đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trên thiết bị số hoặc thay đổi tham số cài đặt thiết bị số hoặc thu thập thông tin của người khác;

b) Xâm nhập, sửa đổi, xóa bỏ nội dung thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng;

c) Cản trở hoạt động cung cấp dịch vụ của hệ thống thông tin;

d) Ngăn chặn việc truy nhập đến thông tin của tổ chức, cá nhân khác trên môi trường mạng, trừ trường hợp pháp luật cho phép;

đ) Làm mất an toàn, bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân khác được trao đổi, truyền đưa, lưu trữ trên môi trường mạng.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Hành vi sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản

Vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản

Khung 1

1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng các phương tiện giao tiếp trực tuyến trên mạng Internet, mạng viễn thông nhằm chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cá nhân có trị giá dưới 2.000.000 đồng.

Khung 2

2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của tổ chức, cá nhân nhằm chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;

b) Thiết lập hệ thống, cung cấp dịch vụ chuyển cuộc gọi quốc tế thành cuộc gọi trong nước phục vụ cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản có trị giá dưới 2.000.000 đồng;

c) Trộm cắp hoặc sử dụng trái phép thông tin về tài khoản, thẻ ngân hàng của tổ chức, cá nhân để chiếm đoạt, gây thiệt hại tài sản hoặc để thanh toán hàng hóa, dịch vụ có trị giá dưới 2.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

Kết luận

Tùy từng hành vi mà mức độ xử phạt sẽ khác nhau. Mức phạt được quy định như trên.

Có nhiều ý kiến cho rằng việc sử dụng mạng xã hội để chiếm đoạt tài sản có thể cấu thành tội phạm về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Nhưng phần đông ý kiến cho rằng sẽ bị xử phạt theo hành vi vi phạm quy định về sử dụng mạng nhằm chiếm đoạt tài sản. Bởi cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sẽ sử dụng thủ đoạn gian dối khiến nạn nhân tin tưởng. Sau đó sẽ làm cho nạn nhân tự nguyện giao ra tài sản của mình. Trong trường hợp này sẽ tập trung vào những vi phạm trên không gian mạng xã hội. 

Có thể thấy rằng hình phạt cho những hành vi này là vô cùng nghiêm khắc và khắt khe. Mức phạt phải nói ra được quy định rất lớn với đại bộ phận người dân. Đặc biệt với người nước ngoài còn bị trục xuất nếu có vi phạm theo quy định 

Mời các bạn xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của luật sư X về câu hỏi trên. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Hack facebook của người khác để chiếm đoạt tài sản bị xử lý thế nào?

Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Xử lý vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử như thế nào?

1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong giao dịch điện tử thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp trong giao dịch điện tử là gì?

Tranh chấp trong giao dịch điện tử là tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch bằng phương tiện điện tử.

Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước

1. Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
2. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
3. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận