Tội phạm lừa đảo, trộm cắp tài sản trên không gian mạng ngày nay khá phổ biến và ngày càng phát triển với các phương thức tiếp xúc nạn nhân ngày càng tinh vi, chuyên nghiệp. Nạn nhân nên gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu theo quy định? nếu họ đã bị lừa và chiếm quyền điều khiển trực tuyến? Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây của Luật sư 247.
Bị lừa đảo qua mạng, có làm đơn tố giác tội phạm được không?
Theo thông tin bạn cung cấp, có thể bên kia đã dùng một số thủ đoạn gian dối để thực hiện hành vi lừa đảo. Hành vi này có thể cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Khi trở thành nạn nhân của các chiêu trò lừa đảo qua mạng, bạn có thể gửi đơn tố giác tội phạm đến cơ quan công an có thẩm quyền.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Theo đó, việc tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố có thể được thực hiện bằng các cách sau (Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015):
- Trực tiếp đến trình báo tại cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin tố giác;
- Gửi trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan có thẩm quyền;
- Tố giác qua điện thoại;
- Tố giác qua các phương tiện thông tin khác.
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là gì?
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng là hành vi của một người/một nhóm người dùng thủ đoạn gian dối thông qua không gian mạng Internet chiếm đoạt tài sản của người khác.
Một số thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng hiện nay như:
- Giả danh các nhà mạng gọi thông báo trúng thường và yêu cầu chuyển khoản trước “phí nhận thưởng”, đối tượng chiếm đoạt số tiền đó
- Giả danh là cán bộ ngân hàng gọi điện thông báo có người chuyển tiền nhưng bị lỗi và yêu cầu cung cấp mã số thẻ, mã OPT. Đối tượng đăng nhập vào tài khoản rút tiền
- Giả danh công an, tòa án gọi điện thoại thông báo có liên quan đến vụ án/phạt nguội vi phạm giao thông, yêu cầu chuyển tiền để phục vụ công tác điều tra, sau đó đối tượng chiếm đoạt số tiền đó
- Giả mạo tuyển cộng tác viên xử lý đơn hàng cho các sàn thương mại điện từ, yêu cầu chuyện tiền mua hàng, sau đó chuyển lại tiền gốc cộng hoa hồng để lấy lòng tin, cuối cùng yêu cầu nạn nhân chuyển tiền với đơn hàng lớn rồi chiếm đoạt
- Mời chào tham gia đầu tư vào các sàn giao dịch tiền ảo, sàn Forex, kêu gọi đầu tư, khi thu được lượng tiền “đầu tư” đủ lớn, sàn giao dịch ngừng hoạt động, đối tượng chiếm đoạt tiền của người tham gia
- Thiết lập tài khoản mạo danh trên Zalo, Facebook để nhắn mượn tiền của bạn bè, người thân… của người bị mạo danh, sau đó chiếm đoạt số tiền mà người bị hại chuyển đến
- Lập các trang quảng cáo cho vay tiền online thuận lợi, nhanh chóng, yêu cầu người vay tiền phải chuyển tiền đặt cọc/bảo hiểm…. sau đó chiếm đoạt số tiền đã nhận được
Đơn tố cáo lừa đảo qua mạng gồm những gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Luật Tố cáo 2018 (sửa đổi, bổ sung), đơn tố cáo lừa đảo qua mạng cần phải có các nội dung sau:
- ngày, tháng, năm tố cáo;
- họ tên, địa chỉ của người tố cáo, cách thức liên hệ với người tố cáo;
- hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo;
- người bị tố cáo và các thông tin khác có liên quan;
- chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố cáo vào cuối đơn.
Lưu ý: Trường hợp nhiều người cùng tố cáo về cùng một nội dung thì trong đơn tố cáo còn phải ghi rõ họ tên, địa chỉ, cách thức liên hệ với từng người tố cáo; họ tên của người đại diện cho những người tố cáo.
Ngoài đơn tố cáo, khi muốn tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng, người tố cáo cần chuẩn bị những tài liệu, chứng cứ để làm căn cứ cho nội dung tố cáo của mình và để làm cơ sở cho cơ quan nhà nước có thể nhanh chóng thẩm định, kiểm tra, xác minh nội dung tố cáo. Một số tài liệu, chứng cứ đính kèm theo đơn tố cáo như:
- Tài liệu, giấy tờ làm bằng chứng chứng minh hành vi lừa đảo tài sản qua mạng như: tin nhắn, thư từ, ghi âm cuộc thoại chứa nội dung lừa đảo, hình ảnh, camera, thông tin chuyển khoản, …
- Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/hộ chiếu, Sổ hộ khẩu hoặc các giấy tờ tùy thân khác được sao y chứng thực;
- Các tài liệu cần thiết khác tùy vào tình tiết vụ việc
Gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu theo quy định?
Căn cứ vào quy định tại các khoản 2 Điều 145, khoản 3 Điều 146 và khoản 2 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung), người tố cáo có thể gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng đến các cơ quan, tổ chức sau:
- Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát;
- Cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an
Theo quy định tại Điều 22 Luật Tố cáo 2018 (sửa đổi, bổ sung), ngoài hình thức gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng để thực hiện tố cáo thì người tố cáo có thể đến trực tiếp các cơ quan ở trên để thực hiện tố cáo.
Ngoài ra, khi phát hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản qua mạng người dân có thể báo cáo qua đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao 069.219.4053 hoặc địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
Mời bạn xem thêm:
- Lừa đảo qua mạng bị xử lý như thế nào?
- Số điện thoại công an báo lừa đảo qua mạng
- Hướng dẫn cách viết đơn tố cáo lừa đảo qua mạng năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Gửi đơn tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu theo quy định?“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Mong rằng chúng tôi đã đem lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: tính tiền bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, khung giá đền bù đất đai, giá đền bù đất, tội vu khống người khác trên facebook…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 478 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của bất kỳ người có thẩm quyền tiến hành tố tụng nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, người có quyền tố cáo lừa đảo tài sản qua mạng là bất kỳ cá nhân nào phát hiện hành vi lừa đảo tài sản qua mạng.
Căn cứ vào quy định tại khoản 3, 4 Điều 481 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết tố cáo không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày.
Đối với tố cáo liên quan đến hành vi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam trong giai đoạn điều tra, truy tố thì phải được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, giải quyết trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được tố cáo. Trường hợp phải xác minh thêm thì thời hạn không quá 03 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo.
Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn.
Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508