“Xin chào luật sư. Tôi dự định mở một trung tâm giới thiệu việc làm nhưng chưa biết cần phải thực hiện thủ tục này như thế nào? Theo quy định pháp luật hiện nay, thủ tục xin giấy phép Trung tâm giới thiệu việc làm được quy định ra sao? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Hoạt động của trung tâm giới thiệu việc làm
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 23/2021/NĐ-CP, trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện các nhiệm vụ sau:
Hoạt động tư vấn, gồm:
- Tư vấn, định hướng về nghề nghiệp, khung trình độ kỹ năng nghề quốc gia cho người lao động lựa chọn ngành nghề, phương án đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện phù hợp với khả năng và nguyện vọng.
- Tư vấn việc làm cho người lao động để lựa chọn vị trí việc làm phù hợp với khả năng và nguyện vọng; tư vấn về kỹ năng tham gia dự tuyến; về tự tạo việc làm, tìm việc làm trong nước và ngoài nước.
- Tư vấn cho người sử dụng lao động về tuyển, sử dụng và quản lý lao động; về quản trị và phát triển việc làm, phát triển nguồn nhân lực.
- Tư vấn về chính sách lao động, việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
Giới thiệu việc làm cho người lao động
Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động, gồm:
- Tuyển lao động thông qua thi tuyển để lựa chọn những người đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Cung ứng lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Giới thiệu lao động cho doanh nghiệp được cấp phép đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tổ chức cá nhân đầu tư ra nước ngoài hoặc đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được giao nhiệm vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động
Phân tích và dự báo thị trường lao động
Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm
Đào tạo kỹ năng tham gia phỏng vấn, tìm kiếm việc làm và các kỹ năng làm việc khác; giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật
Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm
Điều kiện xin giấy phép thành lập trung tâm giới thiệu việc làm
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 196/2013/NĐ-CP Quy định thành lập và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm thì bạn cần đáp ứng đủ điều kiện thành lập như sau:
- Phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới Trung tâm dịch vụ việc làm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Phải có mục tiêu, nhiệm vụ, chức năng cụ thể.
- Trong trường hợp xây dựng trụ sở mới phải có trụ sở làm việc/ đề án quy hoạch cấp đất xây dựng trụ sở đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
- Cơ sở phải trang bị đầy đủ trang thiết bị, phương tiện làm việc để có thể thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm theo quy định tại Nghị định 196/2013/NĐ-CP; quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị, phương tiện làm việc của cơ quan và công chức, viên chức, người lao động.
- Cơ sở phải có tối thiểu 15 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên
- Đối với Trung tâm dịch vụ việc làm quy định tại Điểm b Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 196/2013/NĐ-CP khi thành lập phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Trung tâm giới thiệu việc làm đặt trụ sở chính.
- Kinh phí hoạt động thường xuyên do cơ quan có thẩm quyền thành lập bảo đảm theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin giấy phép thành lập trung tâm giới thiệu việc làm
Để thực hiện thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm giới thiệu việc làm bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định nêu sau:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm;
- Đề án hoạt động giới thiệu việc làm;
- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, xuất trình bản gốc để đối chiếu;
- Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận việc đã thực hiện ký quỹ theo quy định của pháp luật;
- Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về địa điểm theo quy định của pháp luật;
- Bản sao hợp lệ các giấy tờ liên quan đến nhân sự trong bộ máy chuyên trách thực hiện các hoạt động dịch vụ việc làm như: CMND, bằng cấp, sơ yếu lý lịch, hợp đồng lao động
- Một số giấy tờ pháp lý khác.
Thủ tục xin giấy phép Trung tâm giới thiệu việc làm
Bước 1: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để đề nghị cấp giấy phép.
Bước 2: Tiếp nhận và thụ lý giải quyết
Sở Lao Động – Thương Binh & Xã Hội tiếp nhận hồ sơ tiến hành thẩm định và cấp giấy phép cho doanh nghiệp trong vòng 7 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ hoặc không cấp được phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lí do cho doanh nghiệp biết.
Bước 3: Trả kết quả
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hợp lệ, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp giấy phép cho doanh nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có thể bạn quan tâm
- Quy định về giấy phép kinh doanh đồ uống có cồn
- Giấy phép sử dụng flycam xin cấp như thế nào?
- Mẫu Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Giấy phép Trung tâm giới thiệu việc làm năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Phạm vi hoạt động của dịch vụ giới thiệu việc làm bao gồm 2 mảng chính:
– Dịch vụ tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động (Tư vấn cho người lao động lựa chọn nghề phù hợp với độ tuổi, trình độ đào tạo, khả năng, sở thích,… từ đó giúp họ lựa chọn được công việc thích hợp nhất. Tư vấn cho người sử dụng lao động tuyển dụng, quản lí, quản trị nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ nhân viên)
– Dịch vụ giới thiệu việc làm cho người lao động, cung ứng và tuyển dụng nguồn lao động cho người sử dụng lao động
Theo quy định tại điều 40 luật việc làm 2013 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm được thực hiện các công việc sau:
– Tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động, người sử dụng lao động.
– Cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động.
– Thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động.
– Phân tích và dự báo thị trường lao động.
– Đào tạo kỹ năng, dạy nghề theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các chương trình, dự án về việc làm.
Doanh nghiệp có thể lập chi nhánh nhưng phải đáp ứng về điều kiện trụ sở chi nhánh và thông báo với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính và Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chi nhánh (đối với trường hợp địa điểm chi nhánh khác tỉnh so với nơi doanh nghiệp đã được cấp giấy phép) trong vòng 10 ngày kể từ ngày lập chi nhánh