Giấy ghi nợ có phải là giấy tờ có giá không?

22/04/2022
Giấy ghi nợ có phải là giấy tờ có giá không?
1074
Views

Giấy tờ có giá thường bắt gặp trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa có sự hiểu biết đúng đắn về giấy tờ có giá. Đặc biệt là thường nhầm lẫn giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Luật sư X nhận được câu hỏi của bạn đọc rằng: giấy ghi nợ có phải giấy tờ có giá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Thông tư 01/2012/TT-NHNN

Bộ luật Dân sự năm 2015

Giấy tờ có giá là gì?

Hiện nay Bộ luật dân sự 2015 chưa định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu giấy tờ có giá là một loại tài sản.

Theo Khoản 8, Điều 6, Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010; Khoản 1, Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN quy định: ‘’ Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”.

Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại công văn 141/TANDTC-KHXX có liệt kê một số loại giấy tờ có giá như sau:

‘’ 1. Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005 quy định: “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản”. Theo quy định tại điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:

a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;

b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;

d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);

đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”…’’

Như vậy thì chỉ những loại giấy tờ được nêu trên mới được pháp luật thừa nhận là giấy tờ có giá.

Giấy ghi nợ có phải là giấy tờ có giá không?

Do Bộ luật Dân sự 2015 không đưa ra định nghĩa cụ thể mà chỉ xác định giấy tờ có giá là một loại tài sản, do vậy mà nhiều người đã không xác định được và lầm tưởng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, giấy đăng ký xe máy, đăng ký ô tô…là giấy tờ có giá và có thể sử dụng để tham gia và các giao dịch dân sự như mua bán, chuyển nhượng.

Tuy nhiên các loại giấy tờ này không thuộc loại giấy tờ có giá nào mà pháp luật quy định trong Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, không phải là bằng chứng để chứng minh nghĩa vụ trả nợ nên không được coi là giấy tờ có giá.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hay đăng ký xe máy, ô tô… Chỉ được coi là các loại giấy tờ chứng minh cho quyền sử dụng/sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản đấy.

Do vậy, giấy ghi nợ không phải là giấy tờ có giá.

Khi phát hành giấy tờ có giá tại Việt Nam, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cần lưu ý những vấn đề gì?

Về hình thức phát hành

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành giấy tờ có giá theo hình thức giấy tờ có giá ghi danh, giấy tờ có giá vô danh. Trường hợp phát hành giấy tờ có giá theo hình thức ghi sổ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành cấp cho người mua giấy chứng nhận quyền sở hữu giấy tờ có giá.

Về nội dung của giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành tại Việt Nam phải có các nội dung chính được quy định tại Điều 8 Thông tư 34/2013/TT-NHNN như: tên tổ chức phát hành, tên gọi giấy tờ có giá,…

Đồng tiền phát hành và thanh toán

Giấy tờ có giá được phát hành và thanh toán bằng đồng Việt Nam.

Mệnh giá của giấy tờ có giá

– Mệnh giá của giấy tờ có giá tối thiểu là một trăm nghìn (100.000) đồng. Các mệnh giá lớn hơn mệnh giá tối thiểu phải là bội số của mệnh giá tối thiểu.

– Mệnh giá của giấy tờ có giá (trừ trái phiếu) phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn hoặc theo thỏa thuận của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành với người mua.

– Mệnh giá của trái phiếu phát hành theo hình thức chứng chỉ được in sẵn trên trái phiếu.

– Mệnh giá của giấy tờ có giá phát hành theo hình thức ghi sổ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành thỏa thuận với người mua.

Lãi suất giấy tờ có giá

Lãi suất giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành quyết định phù hợp với quy định hiện hành về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ. Riêng đối với lãi suất trái phiếu còn phải tuân thủ quy định tại Luật Chứng khoán, Nghị định 163/2018/NĐ-CP, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn về Giấy ghi nợ có phải là giấy tờ có giá không?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Sổ tiết kiệm có phải là giấy tờ có giá không?

Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại công văn 141/TANDTC-KHXX có liệt kê một số loại giấy tờ có giá có thể kết luận rằng: Sổ tiết kiệm không phải là giấy tờ có giá mà nó chỉ là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, mà tài sản đó chính là số tiền gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm.

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá?

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP thì “Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch”.
Như vậy, ngoài các giấy tờ được liệt kê tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 11/2012/NĐ-CP nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau:
(1) Trị giá được thành tiền;
(2) Được phép giao dịch;
(3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”.
Vì vậy, tờ vé số, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là “giấy tờ có giá”.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.