Được cơ quan có thẩm quyền công nhận là hồ sơ hợp lệ, đúng với quy định, chủ thể đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Vậy giấy chứng nhận thành lập công ty đó như thế nào? Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn quy định pháp luật về nội dung nêu trên
Giấy chứng nhận thành lập công ty
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là kết quả sau quá trình thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền. Được cơ quan có thẩm quyền công nhận là hồ sơ hợp lệ, đúng với quy định, chủ thể đăng ký sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp dưới hình thức bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử.
Việc được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã bước đầu được ghi nhận sự hoạt động hợp pháp của doanh nghiệp trên lãnh thổ của đất nước, quốc gia đó.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bắt buộc phải do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp, có mẫu quy định chung, không được tự ý lập mẫu giấy chứng nhận riêng.
Tất cả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tự lập, tự chọn hay nhờ cá nhân, tổ chức bên ngoài lập đều là giả, không có giá trị pháp lý, giá trị sử dụng khi thực hiện hoạt động kinh doanh trên thị trường, đồng nghĩa với việc cá nhân, tổ chức chưa thực hiện đăng ký doanh nghiệp thành công, chưa được cơ quan nhà nước công nhận và đi vào hoạt động.
Hồ sơ chứng nhận thành lập công ty
Hồ sơ thành lập công ty TNHH 1 thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH một thành viên (Phụ lục I-2 Thông tư 01/2021);
- Điều lệ công ty.
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu).
- Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Giới hạn thành viên từ 02 đến 50 thành viên.
Hồ sơ thành lập công ty TNHH hai thành viên
- Giấy đề nghị đăng ký công ty TNHH hai thành viên trở lên (Phụ lục I-3 Thông tư 01/2021);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty (Phụ lục I-6 Thông tư 01/2021);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
- Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.
Công ty cổ phần
Tối thiểu 03 cổ đông và không giới hạn tối đa số lượng cổ đông, có thể trở thành công ty đại chúng, tham gia vào thị trường chứng khoán.
Hồ sơ thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký công ty cổ phần (Phụ lục I-4 Thông tư 01/2021);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách cổ đông công ty (Phụ lục I-7 Thông tư 01/2021);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của cổ đông công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
- Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.
Công ty hợp danh (yêu cầu tối thiểu 02 thành viên)
- Giấy đề nghị đăng ký công ty hợp danh (Phụ lục I-5 Thông tư 01/2021);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên công ty hợp danh (Phụ lục I-9 Thông tư 01/2021);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của thành viên công ty, người đại diện theo pháp luật của công ty (Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/Hộ chiếu);
- Trường hợp chủ sở hữu là tổ chức thì cần nộp kèm Quyết định thành lập/giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác và bản sao hợp lệ giấy chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền quản lý phần vốn góp; Văn bản ủy quyền của tổ chức cho cá nhân quản lý phần vốn góp;
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân thực hiện thủ tục.
Mời bạn xem thêm bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Giấy chứng nhận thành lập công ty”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập công ty mới, hợp thức hóa lãnh sự và tại mẫu giấy xác nhận độc thân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy chứng nhận thành lập công ty do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp thông thường sẽ ghi nhận những nội dung sau:
– Mã số doanh nghiệp là nội dung quan trọng đầu tiên trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một mã số khác nhau, được ghi nhận trên hệ thống thông tin điện tử về doanh nghiệp. Mã số này giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau, cũng như giúp cơ quan thẩm quyền có thể dễ dàng quản lý hơn.
– Tên doanh nghiệp sẽ bao gồm nội dung là tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên bằng tiếng Anh, tên viết tắt nếu có.
– Cần ghi rõ những thông tin về địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp tại đâu, số điện thoại, email.
– Thông tin về vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký với cơ quan có thẩm quyền, quy đổi cụ thể trị giá về đơn vị tiền tệ là VNĐ.
– Thông về người đại diện của doanh nghiệp, hoặc chủ doanh nghiệp tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp.
Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cập nhật thông tin thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.