Giáo viên mầm non bắt buộc phải có bằng đại học không?

10/08/2022
Giáo viên mầm non bắt buộc phải có bằng đại học?
776
Views

Trong bất cứ thời đại nào thì ngành giáo dục cũng được quan tâm hàng đầu. Giáo dục ở cấp bậc nào, dù ở bậc mầm non, tiểu học, trung học hay đại học đều có tầm quan trọng như nhau. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Giáo viên mầm non bắt buộc phải có bằng đại học?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý:

Giáo dục mầm non

Giáo dục mầm non (hay sư phạm mầm non) có thể nói là nơi hình thành cho trẻ những phẩm chất, ý thức và cả kiến thức cho trẻ phát triển. Vì vậy, giáo dục mầm non ngày càng được đặc biệt chú trọng.

Đến năm học 2021-2022, trong số 59.000 giáo viên thiếu thì có đến 49.000 là chỉ tiêu của mầm non và tiểu học, chiếm tới 83%. Và đây là lý do mà sinh viên ngành này có thể yên tâm về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp.

Giáo viên mầm non bắt buộc phải có bằng đại học?
Giáo viên mầm non bắt buộc phải có bằng đại học?

Giáo viên mầm non bắt buộc phải có bằng đại học?

Căn cứ Khoản 1 Điều 72 Luật giáo dục 2019 quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo được quy định như sau:

a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;

c) Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

d) Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Tuy nhiên, đối với những giáo viên mầm non hiện đang có trình độ Trung cấp sư phạm, giáo viên tiểu học, trung học có trình độ Trung cấp sư phạm, Cao đẳng hoặc chưa đạt trình độ Đại học còn thời gian công tác từ 1 đến 5 năm thì thay vì phải học liên thông để nâng chuẩn theo quy định, họ sẽ chỉ phải tham gia các khóa bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao năng lực dạy học theo quy định mới. Việc học liên thông để nâng chuẩn trình độ sẽ áp dụng đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo là đại học còn thời gian công tác trên 5 năm. Như vậy, đối với giáo viên mầm non không bắt buộc phải có bằng đại học mà tốt nghiệp cao đẳng vẫn đủ điều kiện về trình độ chuyên môn.

Giáo viên mầm non chưa có bằng đại học vẫn có thể đánh giá chuẩn nghề nghiệp hay không?

Trước 01/7/2020, chuẩn trình độ đào tạo của nhà giáo được quy định sau đây: nhà giáo công tác ở bậc tiểu học, mầm non có bằng tốt nghiệp trung học sư phạm hoặc tương đương trở lên; giáo viên công tác tại các trường trung học cơ sở phải đạt trình độ đào tạo cao đẳng sư phạm hoặc tương đương trở lên.

Việc đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp hay không dựa vào quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Thông tư số 26/2018/TT-BGDĐT) và quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (sau đây viết tắt là Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT).

Theo đó, tại điểm c, d khoản 2 Điều 10 quy trình đánh giá và xếp loại kết quả đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non, phổ thông quy định:

“c) Đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non ở mức đạt: Có tất cả các tiêu chí được đánh giá từ mức đạt trở lên;

d) Chưa đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Có tiêu chí được đánh giá chưa đạt (tiêu chí được đánh giá chưa đạt khi không đáp ứng yêu cầu mức đạt của tiêu chí đó).”

Tại tiêu chí 3 phát triển chuyên môn bản thân, để đánh giá mức Đạt phải đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định.

Một số người cho rằng giáo viên chưa đạt chuẩn trình độ đào tạo theo Luật Giáo dục 2019 sẽ bị đánh giá không đạt chuẩn nghề nghiệp.

Nhiều trường hợp giáo viên dạy ở mầm non, tiểu học, trung học cơ sở vì chưa hoàn thành các lớp bồi dưỡng nâng chuẩn hoặc đang trong quá trình học nâng chuẩn vẫn bị đánh giá xếp loại chuẩn nghề nghiệp chưa đạt.

Như vậy, khi chưa có văn bản, hướng dẫn mới thì các cơ sở giáo dục không được căn cứ vào quy định chuẩn trình độ đào tạo (theo Luật Giáo dục 2019) để đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Có nghĩa những giáo viên mầm non, tiểu học có trình độ trung cấp; giáo viên tiểu học, trung học cơ sở có trình độ cao đẳng hoặc tương đương đang giảng dạy thuộc lộ trình nâng chuẩn theo Nghị định 71 hay không vẫn có thể được đánh giá Đạt chuẩn nghề nghiệp mức Tốt, Khá, Đạt nếu đạt các tiêu chí quy định của Thông tư 20, 26/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Giáo viên mầm non bắt buộc phải có bằng đại học?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, quyết toán thuế tncn qua mạng, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm và chứng chỉ chức danh nghề nghiệp khác nhau như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên bao gồm:
a) Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;
b) Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm là một loại chứng chỉ được cấp cho những người có bằng tốt nghiệp đại học đã đạt trình độ chuẩn của nhà giáo thông qua khóa bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm theo quy định của Bộ Giáo dục.

Đối tượng giáo viên nào không phải học nâng chuẩn?

Chỉ có những đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định 71 như trên mới phải nâng chuẩn trình độ đào tạo. Còn lại, các trường hợp giáo viên không phải nâng chuẩn trình độ là:
Giáo viên mầm non chưa có bằng cao đẳng; giáo viên tiểu học có bằng cao đẳng; giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân nhưng còn ít hơn 07 năm công tác tính từ 01/7/2020;
Giáo viên tiểu học có trình độ trung cấp còn ít hơn 08 năm công tác tính từ 01/7/2020;

Về kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên có được hỗ trợ?

Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên do ngân sách địa phương bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật; ngân sách trung ương hỗ trợ địa phương khi chưa cân đối được ngân sách để thực hiện nhiệm vụ này theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.