Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?

03/09/2022
417
Views

Xin chào Luật sư. Tôi hiện đang là Giáo viên tiểu học. Tôi có bằng sư phạm trình độ Cao đẳng. Hiện nay tôi nghe nói Nhà nước yêu cầu giáo viên phải được đào tạo bằng cử nhân. Nhưng hiện nay tôi còn 5 năm nữa sẽ nghỉ hưu. Vậy xin hỏi giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học? Với trường hợp của tôi thì có bắt buộc phải học lên Đại học không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Giáo viên là những người giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Với thiên chức nhà giáo, giáo viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn nghề nghiệp để có đủ năng lực giảng dạy cùng với đó là các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức xứng đáng với trách nhiệm của nhà giáo. Hiện này nhà nước đang đặt ra lộ trình nâng trình độ đạo tạo đối với Nhà giáo giảng dạy trong các cơ sở giáo dục, đào tạo và được quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP. Vậy Giáo viên được quy định như thế nào? Về tiêu chuẩn đào tạo, nhiệm vụ của giáo viên ra sao? Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Giáo viên là ai?

Giáo viên là một nhà giáo. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 66 Luật Giáo dục 2019 thì:

– Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này (Viện Hàn lâm, viện do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được phép đào tạo trình độ tiến sĩ).

Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.

– Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.”

Theo đó có thể thấy giáo viên là một trong những nhà giáo. Giáo viên là những nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp.

Các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, sơ cấp, trung cấp, … thuộc lĩnh vực nghề nghiệp giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo là đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010 quy định

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Dựa trên quy định này, có thể thấy, giáo viên làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật được coi là viên chức.

Giáo viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Với vị trí, chức danh là một nhà giáo, nên giáo viên cũng cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với một nhà giáo. Theo Điều 67 Luật Giáo dục 2019, tiêu chuẩn đối với nhà giáo như sau:

Nhà giáo phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:

1. Có phẩm chất, tư tưởng, đạo đức tốt;

2. Đáp ứng chuẩn nghề nghiệp theo vị trí việc làm;

3. Có kỹ năng cập nhật, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ;

4. Bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp.

Nhiệm vụ và quyền của Giáo viên

Quyền và nhiệm vụ của Giáo viên cũng được quy định tại Luật giáo dục. Cụ thể:

Nhiệm vụ của Giáo viên

Giáo viên có các nhiệm vụ sau đây theo Điều 69 Luật Giáo dục 2019:

Điều 69. Nhiệm vụ của nhà giáo

1. Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình giáo dục.

2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trường, quy tắc ứng xử của nhà giáo.

3. Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với người học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học.

4. Học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học.

Quyền của Giáo viên

Căn cứ Điều 70 Luật giáo dục, Giáo viên có các quyền sau:

1. Được giảng dạy theo chuyên môn đào tạo.

2. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

3. Được hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học.

4. Được tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

5. Được nghỉ hè theo quy định của Chính phủ và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về nâng trình độ chuẩn được đào tạo với Giáo viên

Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?
Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?

Tại Điểm b Khoản 1 Điều 72 Luật Giáo dục 2019 có quy định về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo như sau:

  • Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
  • Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
  • Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp

Bên cạnh đó, Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trong đó:

“1. Giáo viên mầm non chưa có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

2. Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.

3. Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.”

Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?

Theo đó có thể thấy lộ trình nâng trình độ đào tạo đại học được áp dụng với giáo viên tiểu học và giáo viên trung học cơ sở. Những đối tượng này phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên. Tương ứng với mỗi cấp giáo viên sẽ có thời gian yêu cầu phải đào tạo trình độ đại học như sua:

Tính từ ngày 1/7/2020 đến tuổi nghỉ hưu:

+ Giáo viên tiểu học còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng

+ Giáo viên trung học cơ sở còn đủ 07 năm công tác (84 tháng).

Trường hợp của bạn, bạn là giáo viên tiểu học đã có bằng tốt nghiệp Cao đẳng, do đó nếu tính đến tuổi nghỉ hưu kể từ 1/7/2020 nếu còn đủ 7 năm công tác thì bạn sẽ phải nâng trình độ lên bậc Đại học. Còn nếu ít hơn 7 năm thì không cần thiết phải thực hiện việc này. Vì bạn chỉ còn 5 năm nữa sẽ nghỉ hưu nên việc học lên Đại học là không bắt buộc.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Giáo viên còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc liên quán đến vấn đề hóa đơn, hóa đơn điện tử hoặc muốn tham khảo cách nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và các dịch vụ pháp lý khác của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Giáo viên trung học cơ sở còn bao nhiêu năm làm việc thì phải nâng chuẩn trình độ đại học?

Theo Khoản 3 Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định:
“Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định.”
Theo đó nếu bạn chưa có bằng đại học ngành sư phạm nếu trước khi nghỉ hưu bạn còn 7 năm công tác thì sẽ phải học lên Đại học.

Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ đại học thì được hưởng các quyền lợi gì?

Theo Khoản 1 Điều 10 Nghị định 71/2020/NĐ-CP, quyền của giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn bao gồm:
a) Được cơ quan quản lý, sử dụng tạo điều kiện về thời gian; được hỗ trợ tiền đóng học phí (áp dụng theo quy định hiện hành của pháp luật đối với sinh viên sư phạm);
b) Được tính thời gian đào tạo vào thời gian công tác liên tục;
c) Được hưởng 100 % lương và các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật.

Giáo viên được cử đi nâng trình độ đại học mà tự ý bỏ học không tiếp tục học có phải đền bù chi phí đào tạo?

Giáo viên được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn được đào tạo phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động trong thời gian đào tạo;
b) Không được cơ sở đào tạo cấp bằng tốt nghiệp, trừ trường hợp có lí do khách quan bất khả kháng được cơ quan có thẩm quyền xác nhận;
c) Đã hoàn thành và được cấp bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định.
Theo đó nếu được cử đi nhưng lại tự ý bỏ học, giáo viên phải đền bù chi phí đào tạo mà nhà nước đã hỗ trợ trong thời gian đi học.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.