Giao dịch liên kết áp dụng từ năm nào?

07/07/2023
Giao dịch liên kết áp dụng từ năm nào?
249
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Trung, hiện nay tôi đang là quản lý của một nhà hàng đồ ăn nhanh. Sắp tới tôi dự định sẽ phát triển thêm các dịch vụ thanh toán điện tử, như thanh toán quét QR hoặc quẹt thẻ từ. Tuy nhiên theo tôi được biết giờ có rất nhiều dịch vụ thanh toán không cần trực tiếp qua ngân hàng mà có thể từ một bên thứ 3 liên kết thành ví điện tử, không biết là từ bao giờ việc giao dịch liên kết được áp dụng như thế. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi vấn đề giao dịch liên kết áp dụng từ năm nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Nhằm giải quyết câu hỏi mà bạn đã đặt ra liên qua tới “Giao dịch liên kết áp dụng từ năm nào?” thì xin mời tham khảo bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

  • Luật Quản lý thuế 2019

Thế nào là giao dịch liên kết?

Trước tiên để xác định rõ giao dịch liên kết được áp dụng từ năm nào thì cần phải hiểu được bản chất của giao dịch liên kết là gì. Vậy theo khoản 22 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định cụ thể như sau: “Giao dịch liên kết là giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết.”

Trong đó, các bên có quan hệ liên kết là các bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn vào doanh nghiệp; các bên cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp bởi một tổ chức hoặc cá nhân; các bên cùng có một tổ chức hoặc cá nhân tham gia góp vốn; các doanh nghiệp được điều hành, kiểm soát bởi các cá nhân có mối quan hệ mật thiết trong cùng một gia đình.

Giao dịch liên kết áp dụng từ năm nào?

Nghị định 123/2020/NĐ-CP được ban hành trong bối cảnh nhiều quy định về hóa đơn, chứng từ đang cùng có hiệu lực tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau nhưng thiếu sự nhất quán. Ngày 19/10/2020, Chính Phủ đã chính thức ban hành Nghị định 123/2020/NĐ-CP với những quy định rõ ràng hơn về hóa đơn, chứng từ, đặc biệt là hóa đơn điện tử.

Theo đó, Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định cụ thể việc quản lý, sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; quy định việc quản lý, sử dụng chứng từ khi thực hiện các thủ tục về thuế, thu phí, lệ phí; quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ.

Nghị định 123/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2022. Đồng thời khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của Nghị định này trước ngày 01/07/2022.

Tóm lại các thông tin về giao dịch liên kết đã được quy định rõ tại Nghị định 123/2020/NĐ và nghị định này chính thức có hiệu lực từ 01/07/2022.

Giao dịch liên kết áp dụng từ năm nào?
Giao dịch liên kết áp dụng từ năm nào?

Trường hợp nào được miễn kê khai miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết?

Nhiều người do hiểu biết còn hạn chế nên vẫn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết mà không biết mình thuộc trường hợp được miễn kê khai. Vậy những trường hợp nào được miễn kê khai, lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết thì tại Điều 19 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định như sau:

– Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

– Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:

+ Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;

+ Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định này;

+ Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:

++ Phân phối: Từ 5% trở lên;

++ Sản xuất: Từ 10% trở lên;

++ Gia công: Từ 15% trở lên.

Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.

Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.

Trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.

Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.

– Người nộp thuế thuộc trường hợp được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, việc xác định tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có giao dịch liên kết được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định này.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giao dịch liên kết áp dụng từ năm nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về làm sổ đỏ hết bao nhiêu,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Thời hạn nộp phụ lục giao dịch liên kết năm 2023 là bao giờ?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP, người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 132 có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thêm vào đó, khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN 2023 như sau: “Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm
Như vậy, thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN cũng như phụ lục giao dịch liên kết đối với trường hợp NNT có năm tài chính trùng với năm dương lịch là 31/3/2023.

Xác định các bên trong giao dịch liên kết như thế nào?

Các bên có quan hệ liên kết trong GDLK được xác định nếu thuộc một trong các trường hợp:
– Một bên tham gia trực tiếp/gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
– Các bên trực tiếp/gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.

Nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết được quy định như thế nào?

Tại khoản 5 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 quy định nguyên tắc kê khai, xác định giá tính thuế đối với giao dịch liên kết như sau:
– Kê khai, xác định giá giao dịch liên kết theo nguyên tắc phân tích, so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất hoạt động, giao dịch quyết định nghĩa vụ thuế để xác định nghĩa vụ thuế phải nộp như trong điều kiện giao dịch giữa các bên độc lập;
– Giá giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giao dịch độc lập để kê khai, xác định số tiền thuế phải nộp theo nguyên tắc không làm giảm thu nhập chịu thuế;
– Người nộp thuế có quy mô nhỏ, rủi ro về thuế thấp được miễn thực hiện quy định tại điểm a, điểm b khoản này và được áp dụng cơ chế đơn giản hóa trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.