Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm sẽ bị phạt như thế nào?

22/09/2021
Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm
812
Views

Kinh doanh bảo hiểm trong thời gian gần đây phát triển mạnh; và là một dịch vụ có tiềm năng cả trong tương lai. Vì là một ngành nhiều người quan tâm và đầu tư. Do đó mà không thể tránh được có những hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm. Vậy với những hành vi đó sẽ bị xử phạt thế nào? Hãy cùng với chúng tôi trả lời qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là gì?

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm là hành vi vi phạm các quy định về thụ hưởng bảo hiểm; hoạt động bảo hiểm nhằm mục đích chiếm đoạt tiền bảo hiểm hoặc gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức khác, do người có năng lực trách nhiệm hình sự; hoặc pháp nhân thương mại thực hiện với lỗi cố ý.

Cấu thành tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội; hành vi nguy hiểm này được thể hiện bằng việc thực hiện hay không thực hiện hành động thuộc các trường hợp cấm của luật.

Người thực hiện hành vi biết; hoặc có nghĩa vụ phải biết việc mình làm hay không thực hiện hành động mà từ đó gây nên nguy hiểm cho xã hội thì sẽ có hành vi khách quan để cấu thành tội phạm.

Hành vi khách quan của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm này thể hiện qua việc thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm, giả mạo tài liệu; cố ý làm sai lệch thông tin; tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe… để chiếm đoạt tiền bảo hiểm.

Đây là tội có cấu thành vật chất được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội gây ra hậu quả thực tế; hành vi gian lận, giả mạo tài liệu;…được người phạm tội hoàn thành và đã gian lận được tiền bảo hiểm.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Về dấu hiệu lỗi của tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm: Người thực hiện hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có lỗi cố ý trực tiếp khi nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội; và thấy trước hậu quả của hành vi đó mà vẫn mong muốn nó xảy ra.

Động cơ và mục đích phạm tội là yếu tố phải có trong lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm với động cơ muốn có tiền và mục đích là muốn hưởng quyền lợi từ bảo hiểm một cách trái pháp luật.

Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội là người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân thương mại.

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm; có năng lực trách nhiệm hình sự được hiểu là trong lúc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội thì người đó bị mắc bệnh tâm thần; hoặc các bệnh khác mà mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội phạm là những mối quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ; bị tội phạm xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.

Hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm xâm phạm đến quy định quản lý hoạt động bảo hiểm của Nhà nước.

Hình phạt đối với tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Theo quy định tại Khoản 1, 2, 3, 4, Điều 213 Bộ Luật Hình sự năm; tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể phải chịu các hình phạt cụ thể:

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Hình phạt trên áp dụng nếu bạn thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 174, 353 và 355 của Bộ Luật Hình sự:

  • Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm; trả tiền bảo hiểm trái pháp luật;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường; trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra;
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm;
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

Nếu bạn phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây; thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

  • Có tổ chức;
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
  • Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

Nếu bạn phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

  • Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm 500.000.000 đồng trở lên;
  • Gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên.

Ngoài các tình tiết định khung hình phạt như trên, Toà án còn căn cứ vào tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51, Điều 52 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 và nhân thân người phạm tội.

Hình phạt bổ sung

Ngoài những hình phạt chính, nếu bạn phạm tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể phải chịu một hoặc một vài hình phạt bổ sung sau đây: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm sẽ bị phạt như thế nào?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Lỗi là gì?

Lỗi là thái độ tâm lý của người thực hiện hành vi đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó của mình gây ra, đây là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm.

Kinh doanh bảo hiểm là gì?

Kinh doanh bảo hiểm là Hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi; theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm; trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm

Đối tượng của gian lận bảo hiểm?

Đối tượng của hành vi gian lận có thể là người tham gia bảo hiểm; người thụ hưởng bảo hiểm, người thuê tài sản bảo hiểm, người được giao quản lý, sử dụng tài sản bảo hiểm; hoặc chính là các cán bộ bảo hiểm nhân viên công ty bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, các cộng tác viên…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận