Giam lỏng khách hàng bị xử lý như thế nào?

19/11/2021
Giam lỏng khách hàng bị xử lý như thế nào?
857
Views

Vừa qua đã xảy ra 1 vụ việc; nhân viên của thẩm mỹ viện đã giam lỏng khách hàng do đến tư vấn nhưng không sử dụng dịch vụ. Vậy đối với hành vi giam lỏng khách hàng bị xử lý như thế nào?

Tóm tắt vụ việc: Đ (25 tuổi) và Q (24 tuổi) làm việc tại thẩm mỹ viện X (giấu tên) trên đại bàn thành phố Hà Nội. Đã cho ô tô đến đón một khách hàng nữ 47 tuổi từ nhà đến cơ sở ở đường Nguyễn Khang, phường Trung Hoà. Các nhân viên sau đó tư vấn cho khách về gói sản phẩm chăm sóc; làm đẹp da. Trước việc khách hàng không dùng bất cứ gói sản phẩm nào và đòi về; Q và Đ đã yêu cầu trả tiền xe đón; giải thích nếu tham gia gói dịch vụ mới được miễn phí. Khách hàng không đồng ý liền bị Q và Đ giữ lại thẩm mỹ viện; không cho về. Sau đó; Cảnh sát 113 Công an quận Cầu Giấy nhận được thông tin đã đến kiểm tra và giải quyết vụ việc.

Mời bạn đọc cùng Luật sư 247 tìm hiểu về Giam lỏng khách hàng bị xử lý như thế nào?

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi bổ sung 2017)

Nội dung tư vấn

Giam lỏng được hiểu như thế nào

Giam lỏng được hiểu là hành vi ngăn cản sự tự do đi lại của người khác; không cho người đó rời khỏi 1 địa điểm nhất định; bằng nhiều cách khách nhau như: nhốt; đe dọa;…. đây là 1 hành vi xâm phạm đến quyền tự do cá nhân của mỗi người. Đối với hệ thống pháp luật trên thế giới nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng; đều xác định mỗi công dân đều có quyền được tự do đi lại; tự do dịch chuyển và không ai có quyền hạn chế và ngăn cản; tước đoạt điều đó.

Giam lỏng khách hàng cấu thành tội gì

Hành vi giam lỏng khách hàng là 1 hành vi giam giữ người trái pháp luật. Cấu thành tội bắt; giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự.

Chủ thể

Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể

Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền tự do thân thể của công dân được pháp luật bảo vệ.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

Mặt khách quan

Hành vi khách quan:

  • Đối với bắt người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi khống chế người khác để tạm giữ hoặc tạm giam họ;
  • Việc khống chế này có thể dùng vũ lực hoặc các biện pháp khác nhau như trói, còng tay… (sau đó thường là người bị hại bị dẫn về nơi nhất định để tạm giữ, tạm giam);
  • Đối với giữ (tạm giữ) người trái pháp luật: Được thể hiện ở hành vi không cho người bị bắt đi đâu vượt ra ngoài sự kiểm soát của người phạm tội trong một thòi gian ngắn (thường là dưới 24 giờ).
  • Đối với giam (tạm giam) người trái pháp luật: Được thể hiện qua hành vi nhốt người bị bắt vào một nơi trong một thời gian nhất định (như nhốt ở trong nhà…).
  • Dấu hiệu khác: Hành vi bắt giữ, hoặc giam người nêu trên phải trái với pháp luật; đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản.

Dấu hiệu trái pháp luật được thể hiện qua các đặc điểm sau:

  • Người không có thẩm quyền nhưng lại thực hiện việc bắt, giữ, giam người khác.
  •  Người có thẩm quyền trong việc bắt; giữ hoặc giam người nhưng thực hiện việc bắt, giữ, giam người không đúng quy định của pháp luật như: Không có lệnh bắt; hoặc khi có lệnh bắt nhưng không lập biên bản theo đúng quy định; tạm giam quá thời hạn hoặc bắt sai đối tượng cần bắt…
  • Trường hợp bắt, giữ, giam người trái pháp luật do thiếu trách nhiệm hoặc do trình độ nghiệp vụ non kém thì người có hành vi đó không phạm lỗi cố ý và không đủ yếu tố cấu thành tội phạm này.

Tội phạm hoàn thành kể từ khi người phạm tội có hành vi nhằm đến việc bắt, giữ, giam người trái pháp luật.

Giam lỏng khách hàng bị xử lý như thế nào

Mức hình phạt chung đối với hành vi này được chia thành ba khung, cụ thể như sau:

Khung một (khoản 1)

Mức hình phạt là phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Khung hai (khoản 2)

Mức phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Được áp dụng đối với 1 trong các trường hợp phạm tội sau đây:

  • Có tổ chức.
  • Lợi dụng chức vụ; quyền hạn: Hành vi này được hiểu là người có chức vụ; quyền hạn trong việc bắt; giữ hoặc giam người đã sử dụng chức vụ; quyền hạn của mình như một phương tiện để thực hiện hành vi phạm tội.
  • Đối với người thi hành công vụ: Người thi hành công vụ là những người đang thực hiện các nhiệm vụ; công vụ của Nhà nước.
  • Phạm tội nhiều lần: Được hiểu là hành vi phạm tội này từ hai lần trở lên; mỗi lần phạm tội đều có đủ dấu hiệu cấu thành tội bắt; giữ hoặc giam người trái pháp luật và trong các lần phạm tội .đó chưa lần nào bị truy cứu trường hợp hình sự và cũng chưa hết thời hiệu bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Đối với nhiều người: Được hiểu là việc thực hiện hành vi phạm tội đối vối từ 2 người bị hại trở lên.

Khung ba (khoản 3)

Mức phạt tù từ 3 năm đến 10 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng. 

Hình phạt bổ sung (khoản 4)

Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính như nêu trên; người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Hành vi giam lỏng có thể cấu thành tội khác

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác

Nếu việc bắt; giữ; giam người trái pháp luật mà có dùng vũ lực; dẫn đến gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người bị hại; thì người có hành vi nêu trên còn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ người khác; quy định tại Điều 134 Bộ luật hình sự.

Theo đó; có 6 khung hình phạt chính như sau: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với các trường hợp cấu thành cơ bản; đối với cấu thành tăng nặng sẽ có các khung: phạt tù từ 2-5 năm; 4-7 năm; 7-12 năm; 10-15 năm; phạt tù từ 12-20 năm hoặc tù chung thân.

Người chuẩn bị phạm tội này; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Trường hợp bắt người trái pháp luật nhưng nhằm để chiếm đoạt tài sản thì hành vi này cấu thành tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; quy định tại Điều 169 Bộ luật hình sự; với khung hình phạt là tù giam từ 2-7 năm.

Ngoài ra; đối với các cấu thành tăng nặng như; phạm tội có tổ chức; chiếm đoạt tài sản giá trị lớn thì có thể bị áp dụng các khung hình phạt sau: phạt tù từ 5-12 năm; 10-18 năm; 15-20 năm, tù chung thân.

Đối với người chuẩn bị phạm tội có thể bị phạt tù từ 1-5 năm. Ngoài ra người thực hiện hành vi bắt cóc chiếm đoạt tài sản có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung; như: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Có thể bạn quan tâm

Như vậy; đối với hành vi giam lỏng khách hàng có thể bị truy cứu hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật hình sự. Tùy theo mức độ nghiêm trọng; chủ thể thực hiện hành vi có thể bị xử lý theo 1 trong 3 khung hình phạt khác nhau.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Giam lỏng khách hàng bị xử lý như thế nào? ”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc! Mọi vấn đề pháp lý cần giải đáp vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội có phải chịu TNHS không?

Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội; mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ; thì không phải là tội phạm.
Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết; thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.

Có được bắt giữ người vào ban đêm không?

Theo Khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định:
“Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.”
Trong đó, ban đêm được hiểu là từ 22 giờ đến 06 sáng hôm sau. Như vậy, nếu không phải là trường hợp phạm tội quả tang; hoặc bắt người đang truy nã; công an tuyệt đối không được bắt giữ người vào ban đêm. Mọi hành vi bắt giữ người vào ban đêm, nếu không thuộc hai trường hợp nêu trên; đều được coi là trái luật và người bị bắt có quyền yêu cầu khiếu nại, bồi thường thiệt hại.

Tại sao không được bắt giữ người vào ban đêm?

Việc pháp luật cấm bắt giữ người vào ban đêm nhằm đảm bảo trật tự; tránh gây xáo trộn; ảnh hưởng đến những người xung quanh. Hơn nữa, việc bắt giữ người vào ban đêm còn không đảm bảo tính công khai; minh bạch của hoạt động bắt giữ

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận