Giải thể hợp tác xã theo quy định của pháp luật?

10/11/2021
Giải thể hợp tác xã theo quy định của pháp luật?
786
Views

Trong nền kinh tế thị trường, dưới tác động của các quy luật kinh tế; việc doanh nghiệp rút khỏi thị trường là một hiện tượng tất yếu. Hiện nay, pháp luật Việt Nam ghi nhận nhiều cách thức mà doanh nghiệp có thể rút khỏi thị trường. Giải thể là một trong những cách thức mà doanh nghiệp sử dụng. Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc giải thể doanh nghiệp không chỉ gây ảnh hưởng đến chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của nhiều chủ thể khác có liên quan đến doanh nghiệp và có thể gây ra nhiều hệ lụy về mặt kinh tế, xã hội. Vậy, đối với hợp tác xã, vấn đề giải thể hợp tác xã theo quy định của pháp luật có điểm gì đặc biệt không?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012: “Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân; do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ; tự chịu trách nhiệm, bình đẳng; dân chủ trong quản lý hợp tác xã”.
  • Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân; do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất; kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên; trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm; bình đẳng và dân chủ trong quản ý liên hiệp hợp tác xã.

Giải thể hợp tác xã

Lý do giải thể hợp tác xã

Hợp tác xã có thể được giải thể theo hai lý do như sau

Một là, giải thể hợp tác xã tự nguyện do Đại hội xã viên thống nhất với việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của hợp tác xã.

Hai là, giải thể hợp tác xã bắt buộc do ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể bắt buộc đối với hợp tác xã nếu

  • Hợp tác xã không hoạt động trong 12 tháng liên tục
  • Hợp tác xã không bảo đảm đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong 12 tháng liên tục
  • Hợp tác xã không tổ chức được đại hội thành viên thường niên trong 18 tháng liên tục mà không có lý do
  • Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký
  • Theo quyết định của Tòa án

Thủ tục giải thể hợp tác xã

Bước 1: Ra quyết định giải thể và thành lập hội đồng giải thể

Ở bước này, tùy lý do giải thể tự nguyện hay bắt buộc; chủ thể ra quyết định và thành phần hội đồng giải thể sẽ có sự khác biệt. Cụ thể:

  • Đối với giải thể tự nguyện: Việc ra quyết định giải thể hợp tác xã phải được thông qua cuộc họp Đại hội thành viên; với ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành. Đại hội thành viên thành lập Hội đồng giải thể tự nguyện để đại diện cho hợp tác xã; tiến hành các công việc liên quan đến việc giải thể hợp tác xã
  • Đối với giải thể bắt buộc: Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định giải thể. Đồng thời, ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng giải thể gồm: Chủ tịch Hội đồng giải thể là đại diện của Ủy ban nhân dân; ủy viên thương trực là đại diện của cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận đăng ký; ủy viên khác là đại diện cơ quan nhà nước chuyên ngành cùng cấp; tổ chức đại diện, liên minh hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Ủy ban nhân dân xã , phường, thị trấn nơi hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã đóng trụ sở; ….
Bước 2: Hội đồng giải thể tiến hành các thủ tục giải thể hợp tác xã theo quy định pháp luật

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định giải thể; Hội đồng giải thể có trách nhiệm thực hiện các công việc

  • Thông báo về giải thể tới cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã; (chỉ đối với giải thể tự nguyện)
  • Đăng báo địa phương nơi hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong 03 số liên tiếp về lý do việc giải thể.
  • Thông báo tới tổ chức, cá nhân có quan hệ kinh tế với hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã về thời hạn thanh toán nợ; thanh lý các hợp đồng; thực hiện việc xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã được thực hiện theo trình tự: Thu hồi tài sản của hợp tác xã; thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia; thanh toán các khoản nợ phải trả; thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã.

Hợp tác xã chỉ sử dụng các loại tài sản không chia để trả nợ khi mà các tài sản khác không đủ để trả nợ.

Bước 3: Cơ quan nhà nước đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã phải xóa tên hợp tác xã trong sổ đăng ký.
  • Kể từ thời điểm này, hợp tác xã chấm dứt tồn tại.

Xử lý tài sản khi hợp tác xã giải thể

  • Việc xử lý tài sản của hợp tác xã khi giải thể được quy định tại điều 49 Luật hợp tác xã năm 2012. Theo đó, tài sản thuộc loại tài sản không chia sẽ được xử lý cuối cùng; sau khi đã dùng tất cả tài sản khác của hợp tác xã để thanh toán nghĩa vụ chính.

Ngoài ra, điều 21 Nghị định 193/2013/NĐ-CP đã quy định rõ về cách thức xử lý tài sản không chia của hợp tác xã

  • Phần giá trị tài sản được hình thành từ khoản trợ cấp; hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; thì chuyển vào ngân sách địa phương cùng cấp với cơ quan đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được Điều lệ quy định là tài sản không chia; khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên; thì đại hội thành viên quyết định phương án xử lý thích hợp;
  • Phần giá trị tài sản được hình thành từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm: đã được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia khi hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia khi hợp tác xã; liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động; thì đại hội thành viên quyết định chuyển giao cho chính quyền địa phương hoặc một tổ chức khác nằm trên địa bàn nhằm mục tiêu phục vụ lợi ích cộng đồng dân cư tại địa bàn;
  • Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất; thì thực hiện theo quy định pháp luật về đất đai.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Giải thể hợp tác xã theo quy định của pháp luật”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Cán bộ, công chức, viên chức có thể trở thành thành viên hợp tác xã không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018; thì cán bộ, công chức, viên chúc là người có chức vụ, quyền hạn. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 20 Luật Phòng chống tham nhũng thì người có chức vụ, quyền hạn sẽ không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành hợp tác xã,….
Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức có thể trở thành thành viên hợp tác xã nhưng không được thành lập, quản lý, điều hành hợp tác xã.

Tài sản không chia của Hợp tác xã bao gồm những loại tài sản nào?

Tài sản không chia của HTX được quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật hợp tác xã 2012 bao gồm: Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất; Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia; Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia; Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.

Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã năm 2012 quy định: hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, có tư cách pháp nhân, được thành lập tự nguyện do ít nhất 07 người và hoạt động tương trợ lẫn nhau trong công việc (hoạt động sản xuất, tạo việc làm) trên cơ sở tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ trong điều hành và quản lý hợp tác xã.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận