Giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng như thế nào?

07/11/2022
Giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng
287
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Một tuần vừa qua cứ tầm 8h là có một nhóm thanh niên xách loa kéo tụ tập trước cửa nhà tôi hát hò om sòm. Gây mất trật tự, tôi và con tôi không thể nào tập trung để làm việc, học tập được? Tôi cần xử lý như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng

Trường hợp này, việc những thanh niên đó tập trung hò hét, gây mất trật tự tại khu phố của bạn đã thuộc trường hợp quy định, đó là: “Gây rối trật tự công cộng hoặc có các hành vi khác gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự và cuộc sống bình thường của nhân dân, trái với thuần phong mỹ tục, nếp sống văn minh nơi công cộng, gây mất vệ sinh môi trường.”

Trong trường hợp này để chấm dứt tình trạng gây ồn ào, mất trật tự. Bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi tới tổ trưởng tổ dân phố, công an Phường. Hoặc Ủy ban nhân dân nơi gia đình bạn cư trú để được giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bạn nêu rõ nội dung cần khiếu nại, thời gian cụ thể gây mất trật tự của nhóm thành niên, những ảnh hưởng của hành vi gây ồn ào đến đời sống gia đình bạn nói riêng và của khu dân cư nói chung trong đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền.

Khung hình phạt tội gây rối trật tự công cộng theo quy định

Tội gây rối trật tự công cộng được quy định tại Điều 318 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt như sau:

– Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc đã bị kết án về tội gây rối trật tự công cộng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

+ Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

+ Xúi giục người khác gây rối;

+ Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

+ Tái phạm nguy hiểm.

Xử phạt hành chính với hành vi gây rối trật tự công cộng

Các mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng được quy định tại Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Hành viMức phạt tiền
– Gây mất trật tự công cộng ở nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, thương mại, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư hoặc ở những nơi công cộng khác, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2, điểm b khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP;
– Thả rông động vật nuôi trong đô thị hoặc nơi công cộng;
– Để vật nuôi, cây trồng hoặc các vật khác xâm lấn lòng đường, vỉa hè, vườn hoa, sân chơi, đô thị, nơi sinh hoạt chung trong khu dân cư, khu đô thị;
– Vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Vứt rác hoặc bỏ bất cứ vật gì khác lên tường rào và khu vực liền kề với mục tiêu bảo vệ;
– Chăn, thả gia súc, gia cầm trong chung cư.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
– Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;
– Tổ chức, tham gia tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
– Để động vật nuôi gây thương tích hoặc gây thiệt hại tài sản cho tổ chức, cá nhân khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
– Thả diều, bóng bay, các loại đồ chơi có thể bay ở khu vực cấm, khu vực mục tiêu được bảo vệ;
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Gây tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định:

– Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng. Đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng. Đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng. Đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

– Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng. Đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng. Đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

– Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng. Đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

Yếu tố cấu thành tội gây rối trật tự công cộng?

Giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng
Giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng

Các yếu tố cấu thành tội phạm gây rối trật tự công cộng gồm 4 yếu tố cơ bản:

Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi

Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Được xác định tác động đến các quy định chung, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ. Phá vỡ các ổn định được xây dựng và thực hiện đối với các địa điểm công cộng đó. Và thường đã được phản ánh bằng quy định, nội quy hay điều luật cụ thể.

Đây là hành vi của những người có thái độ coi thường trật tự công cộng. Phản ánh thông qua hành vi cụ thể để tác động lên các chủ thể, các đối tượng. Cụ thể như:

– Có lời nói thô tục, thiếu chuẩn mực. Nhằm xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng;

– Có hành vi thô bạo, ảnh hưởng quyền lợi trong sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác. Xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng. Đặc biệt là phụ nữ, người già và trẻ em;

– Có hành vi dùng vũ lực tác động lên các sự vật, hiện tượng. Để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng. Như đập phá tượng đài, làm hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô,… Trong khi các tài sản đó mang đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được pháp luật bảo vệ.

Tính chất, mức độ của hành vi

Thể hiện với một trong ba tính chất đánh giá về mức độ như sau:

– Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng. Các hậu quả được thể hiện với hướng dẫn đánh giá các tiêu chí cụ thể.

– Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này. Đã có các hành vi tương tự với mức độ nghiêm trọng thấp hơn. Các xử phạt hành chính chưa làm tác động, thay đổi nhận thức của đối tượng. Cần thiết áp dụng các biện pháp cưỡng chế cao hơn trong cải tạo đối tượng. Trong đó, các xử lý hình sự được thực hiện.

– Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới. Thời gian phạm tội và chấp hành hình phạt chưa lâu. Đối tượng vẫn tiếp tục thực hiện các hành vi tương tự trong gây rối trật tự công công. Thì đối tượng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

Các hậu quả được xác định

+ Xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng.

Các hậu quả nghiêm trọng hơn có thể gây ra. Không đơn giản là gây rối và làm mất an ninh, an toàn nói chung. Như:

+ Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

+ Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

+ Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;

+ Làm chết người…

Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất đến an ninh, trật tự, quy định được thực hiện của các cơ quan quản lý.

Khách thể

Hành vi nêu trên trước tiên có thể xâm phạm đến trật tự, an toàn công cộng. Với tính chất quy định, hiệu quả sử dụng nơi công cộng của con người. Đồng thời còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác. Là các quyền và lợi ích hợp pháp được pháp luật bảo vệ. Hoặc chính các tài sản trong phạm vi quản lý của nhà nước.

Mặt chủ quan

Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý. Tính chất chủ quan xác định với các chủ đích, tính toán tiếp cận mục tiêu. Đồng thời có các tác động trong hành vi thực hiện. Và dấu hiệu lỗi giúp xác định, quy trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội.

Chủ thể

 Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. Và phải chịu các trách nhiệm trong mức độ, hậu quả của hành vi gây ra.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “ Giải quyết các vụ gây rối trật tự công cộng “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

  • Hồ sơ đăng ký BHXH lần đầu 2022
  • Cách đăng ký bảo hiểm xã hội qua mạng
  • Qua hầm không bật đèn phạt bao nhiêu
  • Gây mất trật tự khu dân cư

Câu hỏi thường gặp

Ngoài hình thức phạt tiền thì có hình phạt bổ sung nào đối với hành vi gây ồn mất trật tự công cộng không?

+ Đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm tiếng ồn của cơ sở từ 03 tháng đến 06 tháng. Đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP;
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở từ 06 tháng đến 12 tháng. Đối với trường hợp vi phạm quy định tại các khoản 8, 9 và 10 Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Biện pháp khắc phục đối với hành vi gây ồn là gì?

+ Buộc thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn đạt quy chuẩn kỹ thuật trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra;
+ Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm tiếng ồn theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này.

Hành vi uống rượu gây mất trật tự công cộng xử phạt thế nào?

Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng rượu, bia, các chất kích thích gây mất trật tự công cộng;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.