Giả phụ nữ để trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?

31/10/2021
Giả phụ nữ để trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?
626
Views

Chào Luật sư. Gần đây trên địa bàn quận Phú Nhuận và Tân Bình liên tiếp xảy ra mất tài sản trong nhiều cửa hàng thời trang. Các nghi phạm là những “phụ nữ” công sở, vờ vào mua hàng, tiếp cận quầy thu ngân rồi lén lấy tiền, điện thoại và các tài sản giá trị… Hành vi của họ nhiều lần được camera an ninh tại các shop ghi hình. Vậy hành vi Giả phụ nữ để trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào? Xin luật sư giải đáp giùm tôi! Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Với thắc mắc của bạn,  Luật sư 247 xin phép đưa ra câu trả lời cụ thể như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tội phạm trộm cắp ngày càng diễn biến phức tạp với thủ đoạn tinh vi. Thậm chí có những đối tượng hóa trang thành những người khác để thực hiện hành vi phạm tội. Hành vi giả phụ nữ để trộm cắp tài sản có thể bị xử lý theo tội trộm cắp tài sản với các khung hình phạt khác nhau tùy theo mức độ phạm tội.

Các yếu tố cấu thành tội phạm

Chủ thể

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyển sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan của tội phạm

Về yếu tố lỗi

Người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác; tài sản đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình khi thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Về mục đích chiếm đoạt

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội. Theo khoa học luật hình sự, mục đích phạm tội không được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Thông thường, mục đích phạm tội là yếu tố bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm trong 02 trường hợp. 

  • Một là, trường hợp dấu hiệu hậu quả chưa phản ánh được mục đích phạm tội chính của người phạm tội. 
  • Hai là, trường hợp dấu hiệu hành vi khách quan không phản ánh được mục đích phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi. Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu; sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý, đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một cách trái pháp luật.

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt được thực hiện (hành động) một cách lén lút; bí mật. Việc lén lút; bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.

Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với các tội có tính chiếm đoạt khác (như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Giả phụ nữ để trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào?

Khung 1

Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  • Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168; 169; 170; 171; 172; 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Khung 2

Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

  • Có tổ chức;
  • Có tính chất chuyên nghiệp;
  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
  • Dùng thủ đoạn xảo quyệt; nguy hiểm;
  • Hành hung để tẩu thoát;
  • Trộm cắp tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  • Tái phạm nguy hiểm.

Khung 3

Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
  • Trộm cắp tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
  • Lợi dụng thiên tai; dịch bệnh.

Khung 4

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

  • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
  • Trộm cắp tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a; b; c và d khoản 1 Điều này;

Xử phạt hành chính

Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu; không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh; trật tự; an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.

Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Hình phạt bổ sung

Hành vi giả phụ nữ để trộm cắp tài sản có thể bị áp dụng các hình phạt bổ sung như:

  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Bị cấm đảm nhiệm chức vụ;
  • Bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm;
  • Tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Giải quyết vấn đề

Như vậy, hành vi giả mạo phụ nữ để trộm cắp tài sản là hành vi trộm cắp tài sản với thái độ tinh vi; xảo quyệt. Hành vi này xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của người khác. Người có hành vi phạm tội có thể bị xử phạt hành chính; nặng hơn là chịu trách nhiệm hình sự theo điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Thêm vào đó, người phạm tội có thể phải chịu các hình phạt bổ sung khác.

Mời bạn đọc xem thêm:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Giả phụ nữ để trộm cắp tài sản bị xử lý như thế nào? Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chiếm giữ trái phép tài sản là gì?

Theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017:
Chiếm giữ trái phép tài sản là người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu; người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng,di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được; bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật.

Thời hạn điều tra đối với tội trộm cắp tài sản

Căn cứ Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn điều tra như sau:
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

Thời hạn tạm giữ đối với tội trộm cắp tài sản

Theo quy định thời hạn tạm giữ không quá 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ; người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ; người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú; đầu thú.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận