Giả mạo chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?

18/10/2021
Giả mạo chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?
888
Views

Vừa qua công an đã bắt giữ một trường hợp giả mạo chức vụ để chiếm đoạt tài sản; gây xôn xao dư luận. Vậy hành vi giả mạo chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.

“Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an mới khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can; bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Cẩm Thạch; về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Hà Nội.

Thông tin ban đầu từ Bộ Công an, Nguyễn Thị Cẩm Thạch; (tên gọi khác: Trần Thùy, Trần Thùy My, sinh năm 1971); là lao động tự do, cư trú tại số 113B Hoàng Hoa Thám; (phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội. Nguyễn Thị Cẩm Thạch đã gian dối, giả mạo chức vụ; vị trí công tác, đưa ra những thông tin sai sự thật; để chiếm đoạt tiền của một số cá nhân.

“Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang tiếp tục điều tra triệt để; mở rộng vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định; để thu hồi tài sản đã bị đối tượng chiếm đoạt”; Bộ Công an cho biết thêm.

Bộ Công an đồng thời thông báo những tổ chức; cá nhân đã bị Nguyễn Thị Cẩm Thạch; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; chủ động trực tiếp liên hệ với Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an); địa chỉ số 47 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.”

Chức vụ là gì?

Chức vụ gắn liền với nhiệm vụ của một người trong một cơ quan, tổ chức. Ví dụ: Giám đốc, Phó giám đốc, Chủ tịch Hội đồng quản trị; Chủ tịch Hội đồng thành viên, Thủ trưởng, Phó thủ trưởng, Bộ trưởng, Chủ tịch nước,…

Cần phân biệt chức vụ với chức danh. Đây là hai khái niệm khác nhau mà nhiều người nhầm lẫn. Theo đó, chức danh là để chỉ công việc, học vị của một người nào đó; chỉ làm công tác chuyên môn không gắn với nhiệm vụ cụ thể. Ví dụ như cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ, bác sĩ, thư ký, giáo sư, chuyên viên các phòng nghiệp vụ,…

Các yếu tố cấu thành tội giả mạo chức vụ

–  Mặt khách quan

Mặt khách quan của tội này có một trong các dấu hiệu sau:

Mặt khách quan của tội này được thể hiện qua các hành vi giả làm người có chức vụ; (như giả làm thủ trưởng cấp trên, giả làm các chức vụ như giám đốc, Cục trưởng, Bộ trưởng…); hoặc giả làm người có cấp bậc; (Ví dụ: giả làm sĩ quan cấp bậc Thiếu tá quân đội nhân dân Việt Nam); nhằm làm cho người khác lầm tưởng là người phạm tội có chức vụ; cấp bậc thật để dễ dàng thực hiện hành vi trái pháp luật.

Nói chung mặt khách quan của tội này; được thể hiện qua các hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc; vị trí công tác nhằm làm cho người khác lầm tưởng; là người phạm tội có chức vụ, cấp bậc thật; để dễ dàng thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác; để thực hiện hành vi phạm tội khác; nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành thêm các tội phạm tương ứng.

–  Mặt chủ quan: Người phạm tội này thực hiện tội phạm với lỗi cố ý.

– Khách thể: Hành vi giả mạo chức vụ; cấp bậc xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang.

–  Chủ thể: Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. và đạt tuổi luật định. 

Giả mạo chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?

Theo quy định tại Điều 339 Bộ Luật hình sự 2015 (có hiệu lực ngày 01/01/2018) thì:

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác; thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

– Hình phạt áp dụng đối với tội danh này là; : Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Hành vi giả mạo chức vụ chiếm đoạt tài sản; bị truy cứu trách nhiệm hình sự ngoài hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác; người phạm tội còn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Như vậy người phạm tội bị truy cứu hình sự về 2 tội: Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác; và Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Điều 339. Tội giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác

Người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: ………….”

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Giả mạo chức vụ chiếm đoạt tài sản bị xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Giả mạo chữ người khác có bị đi tù không?

Người giả mạo chữ của người khác cũng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội giả mạo trong công tác theo quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

Mạo danh phóng viên bị phạt ra sao?

Theo Điểm a Khoản 2 và Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2020 của Chính phủ quy định về hoạt động báo chí, sử dụng thẻ nhà báo như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Mạo danh nhà báo, phóng viên để hoạt động báo chí.
– Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định này.

Lừa đảo chiếm đoạt số tiền 1 tỷ đồng sẽ phải chịu án phạt tù bao nhiêu năm?

ăn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận