Điều 391 Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định hành vi “Gây rối trật tự phiên tòa” được hiểu là hành vi thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm thành viên Hội đồng xét xử, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản tại phiên tòa nếu không thuộc trường hợp “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản”. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định của pháp luật về gây rối trật tự phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích cho bạn đọc
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Thế nào là gây rối trật tự phiên tòa?
Phiên tòa là hình thức hoạt động xét xử của Tòa án. Các vụ án hình sự, dân sự, hành chính; được đưa ra xét xử công khai, trực tiếp tại phiên tòa. Tùy theo tính chất của thủ tục xét xử; mà có phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm.
Nội quy phiên tòa theo quy định pháp luật quy định; mọi người tham dự phiên tòa phải có trang phục nghiêm chỉnh; có thái độ tôn trọng Hội đồng xét xử; giữ trật tự và tuân theo sự điều khiển của chủ tọa phiên tòa; nghiêm cấm mang vào phòng xử án vũ khí, hung khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ; đồ vật cấm lưu hành, truyền đơn, khẩu hiệu và tài liệu; đồ vật khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa; trừ vật chứng của vụ án phục vụ cho công tác xét xử hoặc vũ khí; công cụ hỗ trợ được người có thẩm quyền mang theo để làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa.
Gây rối trật tự phiên tòa là là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định; có tổ chức, có kỷ luật ở phiên tòa, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự; trực tiếp xâm phạm trật tự phiên tòa; và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước; của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.
Như vậy, hành vi gây rối trật tự phiên tòa; là hành vi vi phạm quy định về trật tự công cộng. Tùy vào tính chất, mức độ vi phạm; mà người thực hiện hành vi gây rối trật tự phiên tòa; có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Gây rối trật tự tại phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Gây rối trật tự phiên tòa sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự; theo quy định tại Điều 391 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017; khi có các hành vi như sau với tính chất nguy hiểm và gây hậu quả nghiêm trọng:
Điều 391. Tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp
1. Người nào tại phiên tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Dẫn đến phải dừng phiên tòa, phiên họp;
b) Hành hung Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.”
Như vậy hành vi gây rối trật tự phiên tòa như thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc có hành vi đập phá tài sản; thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Thế nào là gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự: “Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”. Tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP thì coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a. Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
b. Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
c. Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
d. Chết người;
đ. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
e. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
g. Người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
h. Nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…
Mời bạn xem thêm bài viết
- Áp dụng pháp luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế
- Khung hình phạt tội đua xe trái phép làm chết người
- Hướng dẫn cách viết biên bản họp phụ huynh
- Mẫu nội quy công ty mới nhất năm 2022
- Lý lịch tư pháp để làm gì
- Trường hợp nào gây tai nạn chết người nhưng không phải bồi thường
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Gây rối trật tự tại phiên tòa có bị truy cứu trách nhiệm hình sự”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định với hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Căn cứ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành khách đi xe vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông như sau:
Phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: Gây mất trật tự trên xe.