Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?

04/07/2022
Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?
455
Views

Chào Luật sư 247. Tôi có thắc mắc như sau, mong được Luật sư giải đáp: Hôm qua, tôi có vi phạm giao thông và bị tịch thu xe máy. Trong quá trình, cảnh sát giao thông lập biên bản do mắt cận, loạn nên tôi không nhận ra biên bản phạt vi phạm của ghi sai tên của tôi. Luật sư cho tôi hỏi tôi được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không? Và những lỗi vi phạm nào phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản? Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn và chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về nội dung có liên quan đến thắc mắc của bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?

Khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định lập biên bản vi phạm hành chính quy định:

3. Biên bản vi phạm hành chính có nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời gian, địa điểm lập biên bản;

b) Thông tin về người lập biên bản, cá nhân, tổ chức vi phạm và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

c) Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; mô tả vụ việc, hành vi vi phạm;

d) Lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại;

đ) Biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính;

e) Quyền và thời hạn giải trình.

6. Trường hợp biên bản vi phạm hành chính có sai sót hoặc không thể hiện đầy đủ, chính xác các nội dung quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này thì phải tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 59 của Luật này để làm căn cứ ra quyết định xử phạt. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính được lập thành biên bản xác minh. Biên bản xác minh là tài liệu gắn liền với biên bản vi phạm hành chính và được lưu trong hồ sơ xử phạt.

Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?
Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?

Như vậy, để nhận lại xe, bạn phải làm đơn xin xác nhận tên tuổi, địa chỉ, hộ khẩu chính xác và chứng minh phương tiện vi phạm thuộc quyền sở hữu của bạn để được giải quyết. Sau đó, làm việc trực tiếp với bên cơ quan công an ra đã lập biên bản xử phạt hành chính để xác nhận lại thông tin sai sót trong quá trình khai báo.

Những lỗi giao thông xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản?

Theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những lỗi dưới đây được xử phạt tại chỗ:

Đối với xe máy

– Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ một số hành vi vi phạm như:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 đến dưới 10 km/h;

+ Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

+ Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;

– Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt (ví dụ như không còi, xi-nhan khi vượt trước).

– Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”.

– Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho:

+ Người đi bộ

+ Xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ

+ Xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ

– Chuyển hướng không nhường đường cho:

+ Các xe đi ngược chiều

+ Người đi bộ

+ Xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ

– Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước.

– Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

– Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ hành vi vi phạm sau:

+ Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

+ Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau.

– Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước.

– Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 3 xe trở lên.

– Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn.

– Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật.

– Bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

– Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định.

– Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ.

– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 100 thì những vi phạm trên sẽ bị xử phạt với số tiền từ 100.000 – 200.000 đồng.

Đối với xe ôtô

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt thấp nhất đối với người điều khiển xe ôtô và các loại xe tương tự xe ôtô vi phạm quy định giao thông sẽ là 300.000 – 400.000 đồng. Vì vậy, nếu người điều khiển xe ôtô vi phạm Luật giao thông sẽ không được áp dụng phạt hành chính tại chỗ mà phải lập biên bản.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Được lấy lại xe khi biên bản phạt vi phạm ghi sai tên không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam,tìm hiểu về thủ tục sang tên nhà đất, thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Biên bản vi phạm là gì?

Biên bản vi phạm là văn bản ghi nhận sự việc vi phạm pháp luật. Biên bản được lập khi sự việc đang xảy ra. Việc xây dựng của bạn nếu có vi phạm thì cũng là hành vi vi phạm trước đó. Vì vậy, việc lập biên bản xác nhận một việc vi phạm cách đó nhiều năm là không đúng thủ tục luật định.

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính là của ai?

Theo Điều 79 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
– Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm:
+ Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;
+ Công chức, viên chức được giao nhiệm vụ tuần kiểm có quyền lập biên bản đối với các hành vi xâm phạm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; lấn chiếm, sử dụng trái phép đất của đường bộ và hành lang an toàn giao thông đường bộ;
+ Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương;
+ Công chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của Thanh tra Sở Giao thông vận tải;
+ Công chức, viên chức thuộc Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3, khoản 5 Điều 28 Nghị định này khi xảy ra trong phạm vi địa bàn quản lý của cảng vụ.
– Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt bao gồm:
+ Các chức danh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường sắt được quy định tại các Điều 75, 76 và 77 của Nghị định này;
+ Trưởng tàu có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trên tàu;
+ Công an viên có thẩm quyền lập biên bản đối với các hành vi vi phạm xảy ra trong phạm vi quản lý của địa phương.

Biên bản vi phạm giao thông được lập mấy lần?

Một hành vi vi phạm hành chính nói chung, vi phạm giao thông nói riêng thì chỉ bị lập biên bản vi phạm lập một lần.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.