Được cộng dồn ngày phép của năm để nghỉ Tết sớm không?

13/04/2022
Đất chưa có sổ đỏ có được tặng cho không?
475
Views

Hiện nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến việc trở nên khó khăn hơn vì mỗi địa phương đã đưa ra một số quy định phòng chống dịch trong đó có cách ly 7 ngày tại nhà. Vậy nên muốn nghỉ Tết sớm để kịp thời gian cách ly, người lao động có thể nghỉ gộp phép không? Có được cộng dồn ngày phép của năm để nghỉ Tết sớm không là câu hỏi mà nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích tới bạn đọc

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Lao động năm 2019

Có được cộng dồn ngày phép năm để nghỉ Tết sớm không?

Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019 đã quy định cụ thể về số ngày nghỉ phép hằng năm của người lao động được quy định như sau:

1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo đó, tùy trường hợp cụ thể mà người lao động làm đủ năm sẽ được nghỉ phép từ 12 – 16 ngày làm việc. Còn nếu làm chưa đủ năm thì sẽ chia tỷ lệ số ngày phép và tính theo số tháng làm việc.

Thậm chí, theo Điều 114 Bộ luật này, nếu làm việc đủ 05 năm cho một người sử dụng, người lao động còn được tăng thêm 01 ngày phép/năm.

Căn cứ theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, lịch nghỉ phép năm sẽ do người sử dụng lao động quy định. Tuy nhiên, trước khi ban hành lịch nghỉ phép, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết.

Điều này giúp hài hòa về quyền lợi giữa người lao động và phía người sử dụng lao động. Người lao động vẫn được nghỉ mà người sử dụng lao động có thể điều chỉnh nhân sự để không ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh.

Người lao động có được cộng dồn ngày phép năm để nghỉ Tết sớm hay không?

Điều 113 và 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nếu đủ năm sẽ có 12 ngày nghỉ phép. Số ngày nghỉ dao động từ 12 đến 16 ngày tùy điều kiện làm việc và áp dụng với từng nhóm lao động cụ thể.

Người làm việc chưa đủ một năm thì số ngày nghỉ tính theo tỷ lệ tương ứng số tháng làm việc. Nếu làm việc từ 5 năm trở lên thì mỗi năm được cộng thêm 1 ngày phép. Lao động thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép hằng năm thì được chủ doanh nghiệp thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Luật lao động hiện hành không quy định về việc cộng dồn ngày nghỉ phép còn dư sang năm tiếp theo. Song theo Điều 113, lịch nghỉ hằng năm do chủ doanh nghiệp quyết định và phải tham khảo ý kiến, thông báo cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp để chia nghỉ phép thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm một lần.

Như vậy, nếu lao động chưa nghỉ hết số ngày phép trong năm thì có thể thỏa thuận với chủ sử dụng lao động để chuyển sang năm sau. Nếu được đồng ý, người lao động được nghỉ phép cộng dồn và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Người lao động có được cộng dồn ngày phép năm để nghỉ Tết sớm không?

Nếu không cộng dồn nghỉ phép sớm, người lao động cũng có thể thỏa thuận với chủ doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương, theo Điều 115.

Song các phương án nghỉ này do hai bên thỏa thuận với nhau, nên người lao động phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động, nếu không sẽ bị coi là tự ý nghỉ việc.

Chế độ nghỉ khi có người thân mất

Được cộng dồn ngày phép của năm để nghỉ Tết sớm không?

Căn cứ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải có trách nhiệm thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết.
  • Và người lao động sẽ được nghỉ 03 ngày để về chịu tang. Ngoài ra, khi khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột của người lao động chết thì họ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động.

Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ việc tối đa 03 ngày không hưởng lương khi người thân mất và bạn phải có nghĩa vụ thông báo với người sử dụng lao động. Và người lao động có thể thỏa thuận nghỉ thêm nhưng sẽ không được hưởng lương với người sử dụng lao động.

Trong trường hợp người thân của người lao động chết mà người lao động đã thông báo thì người sử dụng lao động phải tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo quy định.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2020/NĐ, nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo đúng quy định pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng. Riêng trường hợp người lao động muốn nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận, người sử dụng lao động được quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ của người lao động mà không bị coi là vi phạm pháp luật.

Có thể nhận thấy, những quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không lương từ năm 2021 có sự thay đổi theo hướng có lợi hơn dành cho người lao động.

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Được cộng dồn ngày phép của năm để nghỉ Tết sớm không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin xác nhân độc thân; thành lập công ty nhanh, đăng ký bảo hộ logo thương hiệu hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?

Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha nuôi, mẹ nuôi chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
+ Cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
+ Vợ hoặc chồng chết: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.

Nghỉ phép là gì?

Nghỉ phép là một trong những quyền của người lao động  theo đó người lao động được nghỉ làm vì lý do cá nhân nhưng vẫn được đảm bảo quyền lợi theo pháp luật lao động.
Người lao động thường nghỉ phép với những lý do như: nghỉ việc riêng ví dụ như kết hôn, ma chay…, nghỉ phép năm.
Khi muốn nghỉ phép theo đúng quy định và được hưởng lương từ công ty thì người lao động cần phải viết đơn xin nghỉ phép gửi cho công ty. Một số công ty sẽ có quy định riêng về mẫu đơn xin nghỉ phép, nếu công ty không có mẫu thì người lao động sẽ phải tự viết đơn.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.