Vì nhiều lý do khác nhau, mà một bên có hành vi đe dọa tung ảnh nóng hoặc ảnh nhạy cảm lên môi trường internet. Hành vi này, tưởng như đơn giản nhưng sẽ để lại hậu quả hết sức khôn lường đối với người bị xâm phạm bí mật đời tư cá nhân. Vậy hành vi dùng ảnh nóng để đe dọa người khác bị xử lý như thế nào? Để giải đáp thắc mắc cho bạn đọc, Luật sư 247 mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự năm 201 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Dùng ảnh nóng để đe dọa người khác bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình và việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Vì vậy, việc dùng hình ảnh nhạy cảm để đe dọa người khác là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về mức phạt hành chính, khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định:
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
…
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác…
Theo quy định này, hành vi đe dọa tung ảnh nóng của người khác có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.
Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy vào mục đích phạm tội, người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự về các tội khác nhau:
– Nếu mục đích của việc đe dọa tung ảnh nóng của người khác là để họ phải đưa tiền, tài sản, người thực hiện có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cưỡng đoạt tài sản tại Theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015:
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên, người phạm tội cưỡng đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, ngoài ra còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu tài sản.
– Nếu mục đích của việc đe dọa tung ảnh nóng không phải vì tiền mà là để ép buộc quan hệ trái ý muốn hoặc làm nhục người bị hại. Người thực hiện hành vi vi phạm có thể phạm tội cưỡng dâm hoặc tội làm nhục người khác.
+ Với Tội cưỡng dâm, căn cứ Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, người phạm tội có thể bị phạt tù đến 18 năm. Trường hợp cưỡng dâm người từ 13 đến dưới 16 tuổi, theo Điều 144, mức phạt tù có thể lên đến 20 năm hoặc tù chung thân.
+ Với Tội làm nhục người khác, theo Điều 155 Bộ luật Hình sự, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Nếu sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Cần phải làm gì khi người khác quay clip tống tiền?
Nộp đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 163 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa bàn của mình.
Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
Khi nhận thấy người khác thực hiện hành vi quay clip nóng tống tiền, người bị hại cần đến nộp đơn tố cáo đến cơ quan công an điều tra địa phương nơi có tội phạm cư trú.
Hồ sơ bao gồm
- Đơn tố cáo và đề nghị khởi tố gửi đến Viện kiểm sát nhân dân
- Các bằng chứng, chứng cứ chứng kèm theo.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án Hình sư.
Tiến hành điều tra
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra. (Điều 173 – Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Thời hạn xét xử: Trong thời hạn 30 ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, 02 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng, 03 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa sẽ ra quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Dấu hiệu pháp lý của tội Cưỡng đoạt tài sản
Chủ thể của tội phạm
Người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 170, vì tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 1 Điều 170 là tội phạm nghiêm trọng. Trong khi đó, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 thì người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, với người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự với tội cưỡng đoạt tài sản quy định tại khoản 2,3,4 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
Vì vậy, cần chú ý độ tuổi của người phạm tội và các tình tiết định khung hình phạt. Nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 170 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì chỉ cần xác định người phạm tội đã đủ 14 tuổi là đã phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng nếu người phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 170 Bộ luật hình sự thì người phạm tội phải đủ 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Khách thể của tội phạm
Tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.
Mặt khách quan của tội phạm
Hành vi tội cưỡng đoạt tài sản:
Tội cưỡng đoạt tài sản thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.
– Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản. Giữa thời điểm đe dọa sẽ dùng vũ lực với thời điểm dùng vũ lực có một khoảng cách nhất định về thời gian. Cho nên, người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định hành động.
– Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội (như đe dọa hủy hoại tài sản, loan tin về đời tư, tố giác hành vi phạm pháp…của người bị đe dọa).
Tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.
Hậu quả: Đe dọa đến quyền sở hữu và nhân thân của người bị hại.
Mặt chủ quan của tội phạm
Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đe dọa tung ảnh nóng lên MXH sẽ bị xử lý như thế nào?
- Tung ảnh nóng người khác lên mạng xử lý thế nào?
- “Sở khanh” đưa bạn gái say rượu vào khách sạn, quay clip “nóng” tống tiền có thoát tội?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Dùng ảnh nóng để đe dọa người khác bị xử lý như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đối với trường hợp thuộc cấu thành cơ bản: Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm (Khoản 2); hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 3).
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Nếu việc lưu trữ không nhằm mục đích phổ biến ra bên ngoài mà mà vì mục đích cá nhân thì trong trường hợp này sẽ không bị xử lý hình sự. Vì hành vi này không phù hợp với yếu tố chủ quan trong cấu thành tội phạm.