Vào lúc 10h ngày 18/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã làm việc và bà Nguyễn Phương Hằng cùng luật sư Hồ Nguyên Lễ đã xác nhận việc bà không bị hành hung. Tối 18/10, Công an TP Hồ Chí Minh ra thông báo trên Cổng thông tin điện tử; khẳng định bà Nguyễn Phương Hằng đã đưa thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, liên quan đến tố cáo bà bị hành hung. Với hành vi như vậy, bà Phương Hằng có thể bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu thông qua bài viết này:
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Vu khống là gì?
Với hành vi của bà Hằng nêu trên, có thể xác định ban đầu được đây là hành vi vu khống phạm vào tội vu khống theo quy định của Bộ luật hình sự, vậy vu khống là gì?
Vu khống là hành vi cố ý đưa ra hoặc cố ý loan truyền những thông tin không đúng sự thật có nội dung xúc phạm đến nhân phẩm; danh dự, uy tín người khác bằng những hình thức khác nhau như truyền miệng; qua phương tiện thông tin đại chúng, qua đơn thư tố giác.
Vu khống là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm danh dự của con người. Do vậy, luật hình sự Việt Nam quy định vu khống là tội phạm thuộc chương các tội xâm phạm tính mạng; sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người. Hành vi vu khống cũng có thể chỉ là hành vi loan truyền thông tin sai sự thật do người khác tạo ra mặc dù biết đó là thông tin sai sự thật. Nội dung của thông tin sai sự thật thể hiện sự xúc phạm đến danh dự; uy tín, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Dạng đặc biệt của vu khống là hành vi bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Hành vi loan tin của bà Hằng có cấu thành tội vu khống không?
Mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi khách quan của tội này sẽ gồm 3 dạng hành vi sau đây:
Hành vi thứ nhất:
Có hành vi dựng chuyện nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này thể hiện qua việc người phạm tội đã tự đặt ra và loan truyền những điều không đúng với sự thật và có nội dung xuyên tạc để xúc phạm đến danh dự của người khác hoặc để gây thiệt hại đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khác. Người phạm tội thực hiện hành vi này có thể bằng cách nói trực tiếp hoặc thông qua các phương thức khác như qua phương tiện thông tin đại chúng; nhắn tin qua điện thoại di động…
Hành vi thứ hai:
Có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khác. Hành vi này được thể hiện qua việc ngưòi phạm tội tuy không đặt ra những điều không đúng sự thật về người khác và biết rõ điều đó là bịa đặt (việc biết rõ điều mình loan truyền là bịa đặt là dấu hiệu bắt buộc) nhưng vẫn loan truyền điều bịa đặt đó (như nói cho những người khác biết; đưa lên phương tiện thông tin đại chúng…) cho người khác.
Hành vi thứ ba:
Có hành vi bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Được thể hiện qua việc tự mình bịa ra rằng người khác có hành vi thực hiện một tội phạm nào đó và tố cáo họ trước cơ quan Nhà nước như: Công an, Viện kiểm sát… mặc dù thực tế người này không phải là người thực hiện những hành vi phạm tội đó.
Hành vi của bà Hằng thuộc dạng hành vi thứ 2, khi bà biết được sự việc bà bị hành hung là không đúng sự thật nhưng vẫn đăng tải thông tin lên mạng xã hội cho mọi người thấy nhằm gây thiệt hại cho người bị vu khống.
Về hậu quả: Trong trường vì hành vi nêu trên dẫn đến gây thiệt hại đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khác thì đây là dấu hiệu cơ bản cấu thành của tội này.
Khách thể của tội phạm
Hành vi nêu trên xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Cụ thể ở đây là danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị bà Hằng vu khống.
Mặt chủ quan
Động cơ, mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác là dấu hiêu cấu thành cơ bản của tội này.
Lỗi của người thực hiện hành vi theo dạng thứ nhất của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết những thông tin mình đưa ra không đúng sự thật nhưng đã thực hiện nhằm xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khác.
Lỗi của người phạm tội trong dạng hành vi thứ hai là lỗi cố ý. Người phạm tội biết thông tin mà mình loan truyền là sai sự thật; nhưng đã loan truyền nhằm mục đích xúc phạm danh dự hoặc nhằm gây thiệt hại đến quyền; lợi ích hợp pháp của người khác. Nếu người phạm tội nhầm tưởng thông tin mình loan truyền là đúng sự thật thì hành vi này không cấu thành tội này.
Lỗi của người phạm tội trong dạng hành vi thứ ba là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội nhưng vẫn tố giác họ.
Hành vi của bà Hằng hoàn toàn do lỗi cố ý; có động cơ và mục đích rõ ràng là nhằm gây thiệt hại cho người bị vu khống.
Chủ thể của tội phạm
Là người có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ các quy định khác.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các Điều 123; 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248; 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304. (Điều 12 sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Bà Hằng hoàn toàn thỏa mãn yếu tố chủ thể của tội phạm và có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi của bà Hằng có thể bị xử lý như thế nào?
Với hành vi phân tích như trên, bà Hằng hoàn toàn có thể bị xét xử về tội vu khống. Hình phạt cho tội của bà Hằng như sau:
Khung hình phạt cơ bản
Có mức hình phạt là phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
Khung hình phạt tăng nặng
- Có mức phạt tù từ một năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
- Có tổ chức (xem giải thích tương tự ở tội giết người);
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn (xem giải thích tương tự ở tội làm nhục người khác);
- Đối với nhiều người (từ hai người bị hại trở lên).
- Đối với người thi hành công vụ (xem giải thích tương tự ở tội đe doạ giết người).
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Kể lại giấc mơ xấu về người khác có bị coi là vu khống họ không?
- Bình luận vu khống công an trên mạng xã hội bị xử lý như thế nào
Bài viết của chúng tôi mang tính chất tham khảo, hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu có nhu cầu hỗ trợ pháp lý về hình sự, vui lòng liên hệ chúng tôi: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đây là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội để trả thù; phạm tội để trốn tránh trách nhiệm của bản thân; phạm tội đối với người mà mình mang ơn hoặc những hành vi phạm tội khác thể hiện sự bội bạc, phản trắc.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vu khống là hành vi vu khống do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện và hành vi vu khống đó có liên quan trực tiếp đến chức vụ, quyền hạn của họ, nếu họ không có chức vụ, quyền hạn đó thì họ khó có thể thực hiện việc vu khống; chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người phạm tội thực hiện việc vu khống một cách dễ dàng.
Phạm tội vu khống có tổ chức là trường hợp có nhiều người tham gia; trong đó có người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy có người trực tiếp thực hiện tội phạm, có người xúi giục, hoặc giúp sức, nhưng tất cả đều chung một mục đích là làm thế nào để vu khống được người khác. Vu khống có tổ chức là trường hợp phạm tội nguy hiểm hơn trường hợp phạm tội không có tổ chức, vì phạm tội có tổ chức do có sự phân công, cấu kết chặt chẽ giữa những người thực hiện tội phạm nên chúng dễ dàng thực hiện việc vu khống và cũng dễ dàng che giấu hành vi phạm tội của mình.