Đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê mặt bằng được không?

04/02/2023
Đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê mặt bằng được hay không?
173
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi hiện đang là viên chức trong một đơn vị sự nghiệp công lập, nơi tôi làm việc hiện nay đang có mặt bằng không sử dụng đến mà người thân trong gia đình tôi đang tìm kiếm mặt bằng để kinh doanh. Tôi có thắc mắc rằng không biết theo quy định thì đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê mặt bằng được hay không? Nếu được thuê thì thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập sẽ thuộc về cơ quan nào? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Đơn vị sự nghiệp công lập là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định về đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

– Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài như sau:

Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.

– Về cơ cấu tổ chức quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 gồm:

+ Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);

+ Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

Đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê mặt bằng được hay không?
Đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê mặt bằng được hay không?

Mục đích xây dựng đơn vị sự nghiệp công lập

Tại Điều 10 Luật Viên chức 2010 quy định về chính sách xây dựng và phát triển các đơn vị sự nghiệp công lập và đội ngũ viên chức như sau:

– Nhà nước tập trung xây dựng hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp những dịch vụ công mà Nhà nước phải chịu trách nhiệm chủ yếu bảo đảm nhằm phục vụ nhân dân trong lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học và các lĩnh vực khác mà khu vực ngoài công lập chưa có khả năng đáp ứng; 

Bảo đảm cung cấp các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục tại miền núi, biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

– Chính phủ phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo việc lập quy hoạch, tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng xác định lĩnh vực hạn chế và lĩnh vực cần tập trung ưu tiên phát triển, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả, tập trung nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động sự nghiệp. Không tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện dịch vụ kinh doanh, thu lợi nhuận.

– Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm, thực hiện hạch toán độc lập; tách chức năng quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với chức năng điều hành các đơn vị sự nghiệp công lập.

– Nhà nước có chính sách xây dựng, phát triển đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ và năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khu vực cung ứng dịch vụ công; 

Phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng để nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân.

Đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê mặt bằng được hay không?

Theo Khoản 1 Điều 57 Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 quy định đơn vị sự nghiệp công lập được cho thuê tài sản công trong các trường hợp sau đây:

– Tài sản được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất;

– Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.

Khoản 1 Điều 46 Nghị định 151/2017/NĐ-CP quy định:

Tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng vào mục đích cho thuê quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được quy định chi tiết như sau:

– Tài sản được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 45 Nghị định này;

Điều 45.

a) Tài sản được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao nhưng chưa sử dụng hết công suất là những tài sản được Nhà nước giao, đầu tư xây dựng, mua sắm để thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao theo đúng quy định của pháp luật nhưng chưa sử dụng hết công suất mà không thể áp dụng hình thức thu hồi, điều chuyển;

– Tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt để cho thuê mà không do ngân sách nhà nước đầu tư.

Đồng thời, tại Khoản 3, Điều 54 Luật Đất đai năm 2013 quy định về việc giao đất không thu tiền sử dụng đất

“3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;”

Tại Khoản 2, Điều 173 Luật Đất đai năm 2013 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, quy định:

“2. Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; không được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất”.

Căn cứ quy định nêu trên, tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất khi sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp thì không được cho thuê đất (mặt bằng) hoặc cho thuê tài sản đã đầu tư xây dựng trên đất.

Thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập

Thẩm quyền phê duyệt đề án cho thuê tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập được quy định như sau:

– Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản là cơ sở hoạt động sự nghiệp; tài sản khác có giá trị lớn theo quy định của Chính phủ;

– Hội đồng quản lý hoặc người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phê duyệt đề án cho thuê đối với tài sản không thuộc phạm vi thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

Căn cứ đề án sử dụng tài sản công vào mục đích cho thuê được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 44 Nghị định 151/2017/NĐ-CP người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định cụ thể việc cho thuê tài sản công.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Đơn vị sự nghiệp công lập cho thuê mặt bằng được hay không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan như tư vấn về giá đất đền bù giải tỏa hiện nay. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được lấy từ các nguồn nào?

Tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được lấy từ các nguồn sau:
+ Nguồn ngân sách nhà nước;
+ Nguồn thu hoạt động sự nghiệp;
+ Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
+ Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
+ Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).

Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng các nguồn tài chính như thế nào?

Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ để chi thường xuyên. Cụ thể chi vào các khoản sau:
+ Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương.
+ Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.
+ Trích lập các khoản dự phòng theo quy định đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập các quỹ đặc thù để xử lý rủi ro (nếu có).
+ Chi trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường, khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cụ thể tương xứng với nhiệm vụ được giao và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
+ Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi thực hiện các hoạt động dịch vụ.

Đơn vị sự nghiệp công lập bao gồm những loại nào?

Đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.