Đổi họ cho con sau ly hôn có cần người cha đồng ý không?

18/08/2022
488
Views

Xin chào luật sư. Tôi và chồng vừa mới ly hôn. Chúng tôi có một đứa con năm nay 7 tuổi và Tòa án tuyền gia cháu bé cho tôi nuôi dưỡng. Vì không muốn con tôi mang họ của bố cháu nữa nên tôi muốn làm thủ tục thay đổi họ cho cháu. Tuy nhiên khi đi làm thì bên cơ quan người ta yêu cầu phải có sự đồng ý của bố đứa bé thì mới đổi họ cho con tôi. Vậy việc này có đúng không? Đổi họ cho con sau ly hôn có cần người cha đồng ý? Thủ tục đổi họ cho con thực hiện như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Khi xác đinh một cá nhân điều đầu tiên mà bất kỳ ai cũng nghĩ tới là họ tên của người đó. Họ tên được cha mẹ hoặc người đi khai sinh đặt cho đứa trẻ và đi theo nó trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cá nhân sẽ thay đổi họ, tên vì một vài lý do nhất định. Nhiều trường hợp người mẹ sau ly hôn muốn con mình không còn liên quan tới cha đứa bé nên muốn đổi họ cho con? Vậy trong trường hợp nào thì được đổi họ? Thủ tục thay đổi họ cho con thực hiện như thế nào? Đổi họ cho con có cần người cha đồng ý? Để có thể giải đáp các thắc mắc trên, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Đổi họ cho con sau ly hôn có cần người cha đồng ý không”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Họ tên của cá nhân là gì?

Họ tên là một trong các dấu hiệu được dùng để nhận dạng một cá nhân. Nó dùng để xác định một con người, một sự vật hoặc một bối cảnh nhất định. Một cái tên cá nhân xác định cụ thể một người duy nhất và định danh cá nhân.

Tên người Việt Nam thường được đặt theo thứ tự họ trước tên sau với cấu trúc: Họ + tên, trong đó:

+ Họ thường là từ bố nhưng cũng có người mang họ từ mẹ. Thường là họ đơn nhưng cũng có người mang họ kép (họ kép nguyên bản hoặc họ ghép bố mẹ).

+ Tên theo cấu tạo tên đệm + tên chính. Tên đệm có thể có hoặc không, tên chính có thể là từ đơn âm hoặc đa âm.

Bên cạnh đó theo quy định tại Khoản 3 Điều 26 Bộ luật dân sự 2015:
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Pháp luật Việt Nam quy định rằng tên của công dân Việt Nam phải được viết bằng các chữ cái tiếng Việt Nam hoặc dân tộc Việt Nam, không được đặt bằng tiếng nước ngoài hay những chữ số, ký tự đặc biệt.

Quyền đổi họ của cá nhân theo quy định của Bộ luật dân sự

Tên của cá nhân gắn liền với mỗi người kể từ khi họ được sinh ra. Họ tên này do bố mẹ hoặc người khác đi khai sinh và gắn liền với mỗi cá nhân trong tất cả các thủ tục liên quan đến nhân thân. Tuy nhiên trên thực tế vì nhiều lý do khiến một cá nhân muốn đổi họ, tên của mình. Pháp luật cũng cho phép cá nhân có quyền thay đổi họ, tên của mình trong giấy khai sinh. Tuy nhiên chỉ những trường hợp theo luật định; cá nhân mới có thể thay đổi họ, tên của mình.

Căn cứ Điều 27 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền thay đổi họ của cá nhân như sau:

“1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ khi:

a) Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại;

b) Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi;

c) Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ;

d) Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con;

đ) Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình;

e) Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi;

g) Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ;

h) Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.”

Vậy, trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định khi thay đổi họ, tên là trường hợp nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc cải chính hộ tịch (thay đổi họ, tên) được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch (sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch).

Theo đó một cá nhân chỉ được thay đổi họ khi thuộc vào một trong các trường hợp được quy định ở trên.

Đổi họ cho con sau ly hôn có cần người cha đồng ý không?

Đổi họ cho con sau ly hôn có cần người cha đồng ý không?
Đổi họ cho con sau ly hôn có cần người cha đồng ý không?

Như vậy, việc thay đổi họ chỉ được thực hiện khi rơi vào một trong các trường hợp tại Điều 27 Bộ luật dân sự. Cá nhân không thể tự thay đổi họ nếu không có căn cứ, không thể yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thủ tục thay đổi họ cho mình. Việc đổi họ, tên vô cùng rắc rối vì tất cả các giấy tờ đều mang họ cũ. Khi đổi sang họ mới hàng loạt các giấy tờ phải thay đổi như giấy khai sinh; chứng minh nhân dân; giấy đăng ký kết hôn; và các giấy tờ nhân thân khác. Vì vậy không phải bất cứ lý do nào cơ quan có thẩm quyền cũng sẽ chấp nhận để đổi họ, tên cho một người.

Theo Khoản 1 Điều 26 Luật hộ tịch 2014 quy định như sau:

Điều 26. Phạm vi thay đổi hộ tịch

1. Thay đổi họ, chữ đệm và tên của cá nhân trong nội dung khai sinh đã đăng ký khi có căn cứ theo quy định của pháp luật dân sự.”

Ngoài ra theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.”

Do đó khi muốn đổi tên cho con thì bắt buộc phải có sự đồng ý của cả cha và mẹ. Bố mẹ phải thể hiện sự đồng ý này trong tờ khai đề nghị thay đổi hộ tịch. Bên cạnh đó do con mới 7 tuổi nên không thể ý thức đầy đủ về hành vi của mình nên việc thay đổi tên cần phải thông qua bố mẹ của em.

Bạn muốn đổi họ cho con của mình sau khi ly hôn với chồng. Tuy nhiên bố đứa trẻ lại không đồng ý, do đó việc này sẽ không thể thực hiện được.

Nếu muốn con được đổi họ bạn cần phải thuyết phục bố đứa bé đồng ý và ghi vào tờ khai yêu cầu thay đổi họ cho con bạn.

Thủ tục thay đổi họ trên giấy khai sinh

Nếu bạn có thể thuyết phục bố đứa bé đồng ý để đổi họ cho con bạn thì bạn có thể tham khảo thủ tục đổi họ tên trong giấy khai sinh. Việc thay đổi họ trong giấy khai sinh được thực hiện như sau:

Việc thay đổi họ được thực hiện tại đâu?

Đầu tiên cần xác định cơ quan có thẩm quyền thay đổi họ, tên.

Theo Điều 27 Luật Hộ tịch 2014; trường hợp thay đổi họ cho người chưa đủ 14 tuổi được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; hoặc nơi cư trú của cá nhân.

Còn đối với công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; thì theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014; Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây; hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên.

Hồ sơ, trình tự giải quyết yêu cầu thay đổi họ cho cá nhân

Theo khoản 1 Điều 28 Luật Hộ tịch 2014; người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định; và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

Lưu ý là nên mang theo cả giấy tờ chứng minh cá nhân thuộc trường hợp được pháp luật cho phép thay đổi họ, tên để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đối chiếu và giải quyết.

Với mỗi căn cứ thay đổi họ; người đổi họ đều phải chứng minh rằng chúng hợp lý qua các giấy tờ. Tùy trường hợp bạn phải xuất trình như giấy khai sinh; quyết định của Tòa án về xác định cha mẹ cho con; giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài; Giấy chứng nhận của cơ sở y tế về xác định lại giới tính;….

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ; nếu thấy việc thay đổi họ tên là có cơ sở thì công chức tư pháp – hộ tịch tiến hành ghi vào Sổ hộ tịch. Người yêu cầu đăng ký thay đổi ký vào Sổ hộ tịch; và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Sau đó, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

Trường hợp đăng ký thay đổi họ, tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây; Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Lệ phí thay đổi thọ, tên

Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ, tên khác nhau.

Tuy nhiên trong trường hợp sau đây bạn sẽ được miễn khi đăng ký thay đổi tên cho con khi đăng ký hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật;

Quy định về việc xác định họ, tên cho cá nhân như thế nào?

Bộ luật Dân sự năm 2015 đưa ra các nguyên tắc trong việc đặt tên của cá nhân như sau:

“Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ”(khoản 3 Điều 26).

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:

Trong trường hợp xác định được cha đẻ và mẹ đẻ của cá nhân thì “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.

Trường hợp chưa xác định được cha thì “khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống” (khoản 2 Điều 15 Nghị định số 123/2015). Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì “Họ, chữ đệm, tên của trẻ được xác định theo quy định của pháp luật dân sự”.

Đối với trường hợp đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì họ tên đứa trẻ được xác định theo thỏa thuận của cha mẹ; hoặc theo tập quán.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Đổi họ cho con sau ly hôn có cần người cha đồng ý không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế tncn online hoặc muốn tham khảo thủ tục hủy hóa đơn điện tử cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí đổi họ tên tại Hà Nội hết bao nhiêu tiền?

Tại Hà Nội, hiện nay thủ tục này tùy thuộc vào đối tượng đổi tên. Nếu bạn đã trên 14 tuổi và cư trú trong nước thì việc thay đổi hộ tịch này thực hiện tại Ủy bạn nhân dân cấp huyện. Lệ phí cho việc đổi tên này 25.000 đồng/ 1 lần.

Con 7 tuổi có thể tự mình yêu cầu đổi họ tên không?

Theo Khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
“Việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 của Luật Hộ tịch phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 9 tuổi trở lên thi còn phải có sự đồng ý của người đó.”
Do đó khi người con muốn đổi tên phải có sự đồng ý của cha mẹ. Bố mẹ phải thể hiện sự đồng ý này trong tờ khai đề nghị thay đổi hộ tịch. Bên cạnh đó do con mới 7 tuổi nên không thể ý thức đầy đủ về hành vi của mình nên việc thay đổi tên cần phải thông qua bố mẹ của em.

Con được mang họ của mẹ khi nào?

Theo Điểm a Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định:
Trong trường hợp xác định được cha đẻ và mẹ đẻ của cá nhân thì “Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán.
Bên cạnh đó với trường hợp chưa xác định được cha thì con sẽ theo họ mẹ. Do đó không bắt buộc con phải mang họ bố mà tùy vào thảo thuận của bố mẹ và trong các trường hợp nhất định, con có thể mang họ của mẹ.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.