Theo quy định pháp luật thì cổ phiếu doanh nghiệp Nhà nước được mua bán, chuyển nhượng, thừa kế và có thể dùng làm tài sản thế chấp, cầm cố trong các quan hệ tín dụng; không được dùng để thay thế tiền trong lưu thông hoặc nộp thuế cho Nhà nước. Vậy doanh nghiệp Nhà nước có được phát hành chứng khoán không? Hãy theo dõi bài viết của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!
Doanh nghiệp Nhà nước là gì?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 “Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.”
Như vậy, từ ngày 01/01/2021, các doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được xem là doanh nghiệp Nhà nước:
Trường hợp 1: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Trường hợp 2: Doanh nghiệp có thành viên là Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước
Chủ đầu tư: Nhà nước hoặc Nhà nước cùng với các tổ chức, cá nhân khác. Với tư cách là chủ đầu tư duy nhất vào doanh nghiệp, nhà nước có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến sự tồn tại và hoạt động của từng doanh nghiệp Nhà nước. Trong đó, Nhà nước có quyền quyết định về hình thành, tổ chức lại và định đoạt; quyết định mục tiêu, chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính; quyết định mô hình tổ chức quản lý, quyết định giải thể; kiểm tra, giám sát thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của doanh nghiệp…..
Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (100%) hoặc sở hữu phần vốn góp chi phối (trên 50% nhưng dưới 100% vốn điều lệ).
Hình thức tồn tại: Doanh nghiệp Nhà nước có nhiều hình thức tồn tại. Nếu doanh nghiệp Nhà nước do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ thì có các loại hình doanh nghiệp như: Công ty nhà nước, công ty cổ phần nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước. Nếu doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ thì có thể tồn tại dưới các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm tài sản: Doanh nghiệp Nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.
Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân.
Luật áp dụng: Các công ty nhà nước đã thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp. Các loại doanh nghiệp Nhà nước khác tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Phân loại Doanh nghiệp Nhà nước
Phân theo hình thức tổ chức Doanh nghiệp Nhà nước
Theo điều 88 luật doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp nhà nước gồm các loại hình sau:
- Công ty nhà nước: là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ thành lập, tổ chức quản lý và tồn tại dưới hình thức công ty Nhà nước độc lập và tổng công ty nhà nước.
- Công ty cổ phần nhà nước: là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước ủy quyền góp vốn. Tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên là công ty trách nhiệm hữu hạn do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ. Tổ chức quản lí.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước có từ hai thành viên trở lên: là công ty trách nhiệm hữu hạn trong đó có tất cả các thành viên đều là công ty nhà nước hoặc có thành viên là công ty nhà nước, thành viên được ủy quyền góp vốn. Được tổ chức và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước: là doanh nghiệp mà cổ phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ quyền chi phối doanh nghiệp.
Phân loại theo nguồn vốn
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a Khoản 1:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b Khoản 1:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ – công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
Phân theo mô hình tổ chức quản lý
Cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định tổ chức quản lý doanh nghiệp nhà nước dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo một trong hai mô hình sau đây:
- Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát;
- Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Ban kiểm soát.
Mọi quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như kiểm soát nguồn vốn, lợi nhuận đều thuộc quyền của nhà nước nên mô hình kinh doanh này khá kém hiệu quả. Tuy nhiên, song song với đó, doanh nghiệp cũng được hưởng rất nhiều những quyền lợi liên quan đến pháp luật, tài chính như thuế.
Doanh nghiệp Nhà nước có được phát hành chứng khoán?
Doanh nghiệp Nhà nước được phát hành chứng khoán tuy nhiên phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 25 Nghị định 120-CP:
“Các doanh nghiệp Nhà nước được phép phát hành cổ phiếu phải bảo đảm các điều kiện sau:
1- Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động, muốn phát hành cổ phiếu phải là những doanh nghiệp đã được cấp giấy phép sản xuất – kinh doanh và được phép cổ phần hoá theo quy định của Nhà nước.
2- Đối với doanh nghiệp thành lập mới phải có quyết định thành lập của cấp có thẩm quyền theo quy định hiện hành của Nhà nước và phải bảo đảm vốn cổ phần của Nhà nước không dưới 30% tổng số vốn của doanh nghiệp.
Vốn huy động từ cổ phiếu trong thời gian chưa sử dụng phải gửi tại Kho bạc Nhà nước. Trường hợp huy động cổ phiếu không đủ cho quy mô của dự án, phải hoàn trả cả gốc và lãi theo lãi suất tín phiếu kho bạc cho người đã mua cổ phiếu“.
Hồ sơ phát hành cổ phiếu của Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước muốn phát hành cổ phiếu phải gửi đến Bộ Tài chính hồ sơ sau đây:
- Đơn xin phát hành cổ phiếu.
- Điều lệ doanh nghiệp.
- Đề án sản xuất – kinh doanh hoặc luận chứng kinh tế – kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phương án phát hành cổ phiếu.
- Dự thảo thông báo phát hành cổ phiếu theo nôi dung do Bộ Tài chính quy định.
Điều kiện phát hành cổ phiếu của Doanh nghiệp Nhà nước
Doanh nghiệp Nhà nước được phép phát hành cổ phiếu phải:
- Thực hiện các quy định, thủ tục về quản lý tài chính và báo cáo tài chính theo pháp luật hiện hành.
- Công bố thông báo phát hành cổ phiếu, Điều lệ doanh nghiệp, kết quả hoạt động tài chính, phẩm chất Ban quản lý điều hành, và các thông tin khác trên phương tiện thông tin đại chúng.
- Nộp các khoản chi phí về in ấn cổ phiếu, phí cấp giấy phép, phí đại lý phát hành và lưu giữ cổ phiếu do Bộ Tài chính quy định.
Mời bạn xem thêm:
- Tài sản của doanh nghiệp nhà nước có được chuyển nhượng không?
- Các giải pháp Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp ảnh hưởng do dịch bệnh
- Doanh nghiệp tư nhân là gì theo quy định pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Doanh nghiệp Nhà nước có được phát hành chứng khoán không?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về lĩnh vực hình sự, tạm dừng công ty, hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, tra mã số thuế cá nhân, ủy quyền xác nhận tình trạng hôn nhân, xin xác nhận tình trạng hôn nhân, xin hợp pháp hóa lãnh sự, thành lập công ty uy tín…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
- Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có 03 cách để phân loại doanh nghiệp Nhà nước là dựa vào hình thức tổ chức doanh nghiệp, dựa theo nguồn vốn và dựa theo mô hình tổ chức quản lý.
Doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Nhà nước chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.