Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

19/09/2022
Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?
354
Views

“Xin chào luật sư. Theo quy định pháp luật hiện nay, tư cách pháp nhân là gì? Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân? Quy định về tài sản về năng lực dân sự của pháp nhân ra sao? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Tư cách pháp nhân là gì?

Khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về pháp nhân cụ thể như sau:

– Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
  • Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
  • Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình;
  • Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

– Mọi cá nhân, pháp nhân đều có quyền thành lập pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Như vậy, tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng được 4 điều quy định nêu trên. Trường hợp tổ chức không đáp ứng được bất kỳ một trong bốn điều kiện như trên thì không được coi là tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định có 05 loại hình doanh nghiệp bao gồm:

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên;
  • Công ty TNHH 1 thành viên;
  • Công ty cổ phần;
  • Công ty hợp danh;
  • Doanh nghiệp tư nhân.

Theo đó, đối với công ty TNHH 2 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, công ty cổ phần thì các loại hình doanh nghiệp này đều đáp ứng được tất cả các điều kiện tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015 nên đương nhiên công ty TNHH 2 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên và công ty cổ phần có tư cách pháp nhân.

Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?
Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?

Trường hợp đối với công ty hợp danh

Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau thực hiện việc kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. Cụ thể như sau:

  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Mặc dù thành viên hợp danh không có tài sản độc lập với cá nhân nhưng công ty hợp danh lại tồn tại có thành viên góp vốn, đây là những thành viên có tài sản độc lập với công ty. Vì vậy, công ty hợp danh là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

Trường hợp đối với doanh nghiệp tư nhân

Khoản 1 Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về doanh nghiệp tư nhân cụ thể như sau:

– Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

– Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của công ty hợp danh.

– Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Việc quy định doanh nghiệp tư nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình khiến cho tài sản của doanh nghiệp không còn độc lập với tài sản của cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp nhưng không có tư cách pháp nhân.

Tài sản và năng lực dân sự của pháp nhân được quy định như thế nào?

Điều 81 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về tài sản của pháp nhân như sau: “Tài sản của pháp nhân bao gồm vốn góp của chủ sở hữu, sáng lập viên, thành viên của pháp nhân và tài sản khác mà pháp nhân được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”

Bên cạnh đó Điều 86 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực của pháp nhân về pháp luật dân sự như sau:

  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
  • Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.

Điều 87 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự của pháp nhân như sau:

  • Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
    Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Doanh nghiệp nào không có tư cách pháp nhân?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm; tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hộ kinh doanh cá thể có tư cách pháp nhân không?

Hộ kinh doanh không đáp ứng đủ những điều kiện trên, do vậy, hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện và không được thực hiện các quyền mà các doanh nghiệp đang thực hiện.

Ủy ban nhân dân phường có tư cách pháp nhân hay không?

Ủy ban nhân dân phường được xác định là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (không phải là pháp nhân, không có tài sản độc lập, không tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình).

Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng không?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BNV: “Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chấp hành sự lãnh đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chấp hành sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ.” Như vậy, Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Comments are closed.