Lương hưu đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo người già có một nguồn thu ổn định và không phụ thuộc quá nhiều vào con cháu. Lương hưu cho phép người già tự mình quản lý tài chính của mình mà không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào con cháu hay người thân. Họ có khả năng tự do sử dụng nguồn thu nhập này để chi trả các chi phí hàng ngày, bảo hiểm y tế và các nhu cầu cá nhân mà không cần phải nhờ đến sự hỗ trợ từ người khác. Dưới đây là bài viết của Luật sư 247 về nội dung “Độ tuổi hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội năm 2023 là bao nhiêu?“, mời bạn đọc tham khảo:
Căn cứ pháp lý
Có tiếp tục tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2023 hay không?
Tuổi nghỉ hưu là độ tuổi mà một người lao động được phép chấm dứt hoặc giảm bớt hoạt động lao động chính thức và có quyền hưởng lương hưu hoặc các phúc lợi khác từ chính phủ, tổ chức hoặc công ty mà họ đã làm việc.
Theo quy định tại Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động được điều chỉnh tăng theo lộ trình cho đến khi nam đủ 62 tuổi vào năm 2028 và nữ đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Năm 2023 là năm thứ 3 thực hiện điều chỉnh tăng tuổi nghỉ của người lao động.
Theo đó, tuổi nghỉ hưu sẽ tăng thêm 03 tháng với nam và 04 tháng với nữ.
Đơn cử, nếu người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì tuổi nghỉ hưu năm 2023 như sau:
– Đối nam là từ đủ 60 tuổi 09 tháng. Ví dụ: lao động nam sinh vào tháng 7/1962 sẽ được nghỉ hưu vào tháng 5/2023.
– Đối nữ là từ đủ 56 tuổi. Ví dụ: lao động nữ sinh vào tháng 5/1967 sẽ được nghỉ hưu vào tháng 6/2023.
Đây là độ tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường, vẫn có trường hợp người lao động được về hưu sớm hơn 5 năm, thậm chí là 10 năm.
Đơn cử, với người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn đến 05 tuổi.
(Tức là đủ 55 tuổi 9 tháng với nam và đủ 51 tuổi với nữ)
Độ tuổi hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội năm 2023 là bao nhiêu?
Lương hưu cung cấp một nguồn thu nhập định kỳ cho người già, giúp họ đảm bảo cuộc sống hàng ngày và duy trì một mức sống ổn định. Điều này giúp giảm căng thẳng và lo lắng về mặt tài chính, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc dành thời gian và tận hưởng cuộc sống với gia đình và bạn bè.
Theo quy định tại Điều 54, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì năm 2023 điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) như sau:
(1) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường đáp ứng đủ 2 điều kiện sau:
- Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, đối với lao động nam từ đủ 60 tuổi 9 tháng và lao động nữ từ đủ 56 tuổi.
(2) Đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia BHXH tự nguyện theo quy định tại Điều 73, Luật Bảo hiểm xã hội 2015 (sửa đổi bởi Điểm c Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) cụ thể:
- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định: lao động nam đủ 60 tuổi 9 tháng, lao động nữ đủ 56 tuổi
- Đủ 20 năm đóng BHXH trở lên
Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định để hưởng lương hưu nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.
(3) Lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc đáp ứng điều kiện:
- Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH
- Đủ 56 tuổi.
Trong điều kiện lao động đặc biệt người lao động được nghỉ hưu trước tuổi. Thời gian nghỉ hưu trước tuổi có thể từ 5 năm đến 10 năm quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội 2005 (được sửa đổi bổ sung bởi Điều 219 Bộ luật Lao động 2019).
Như vậy, cũng như lao động nam, nữ đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến 20 năm (tùy trường hợp) thì được hưởng lương hưu theo quy định.
Mức hưởng lương hưu năm 2023 là bao nhiêu?
Mức hưởng lương hưu năm 2023 được tính căn cứ vào tỷ lệ hưởng lương hưu theo mức lương đóng BHXH của người lao động. Với cùng một thời gian đóng BHXH nhưng mức lương đóng BHXH khác nhau thì mức hưởng lương hưu sẽ khác nhau.
Mức hưởng đối với lao động tham gia BHXH bắt buộc
Mức hưởng lương hưu năm 2023 đối với người lao động tham gia BHXH bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 56, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (hướng dẫn chi tiết tại Điều 7, Nghị Định 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015). Cụ thể như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu năm 2023 được tính như sau:
- Lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
- Lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Để có tỷ lệ hưởng lương hưu tối đa năm 2023 là 75% thì:
- Lao động nữ nghỉ hưu năm 2023 đóng đủ 30 năm BHXH trở lên.
- Lao động nam nghỉ hưu năm 2023 đóng đủ 35 năm BHXH trở lên.
Cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động (theo quy định tại Điều 55, Luật bảo hiểm xã hội 2014) thì giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu. Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
(2) Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với người tham gia BHXH bắt buộc sẽ phụ thuộc vào tiền lương đóng BHXH hằng tháng của người lao động và có nhân với hệ số trượt giá (hay hệ số điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH) tương ứng hàng năm.
Lưu ý: Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất của người lao động tham gia BHXH bắt buộc đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định bằng mức lương cơ sở, trừ trường hợp là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn hoặc lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.
Mức hưởng đối với lao động tham gia BHXH tự nguyện
Căn cứ theo Điều 74, Luật Bảo hiểm xã hội 2015 (được hướng dẫn chi tiết tại Điểu 3, Nghị định 134/NĐ-CP) thì mức hưởng lương hưu năm 2023 của người lao động tham gia BHXH tự nguyện được tính theo công thức sau:
Mức lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH
Trong đó:
(1) Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính tương tự như sau:
– Lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
– Lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
(2) Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng. Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH được tính trên cơ sở hệ số trượt giá.
Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Mức hưởng đối với lao động vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện
Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí là tổng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện (không bao gồm thời gian đã tính hưởng BHXH một lần). Mức hưởng được đối với người lao động vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc vừa có thời gian tham gia BHXH tự nguyện được tính theo quy định tại Điều 11, Nghị Định 115/2015/NĐ-CP và Điều 5, Nghị định 134/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Mức lương hưu hằng tháng = tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH.
Trong đó: (1) Tỷ lệ hưởng lương hưu được tính như sau:
- Lao động nữ: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
- Lao động nam: tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
(2) Áp dụng đối với trường hợp người lao động trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH để tính lương hưu được tính theo công thức sau:
Mức bình quân thu nhập và tiền lương tháng đóng BHXH = [Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện + (Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc * Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc) ] / Tổng số tháng đóng BHXH( bắt buộc + tự nguyện)
Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được tính theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này.
– Mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là mức thu nhập tháng đã đóng BHXH tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2, Điều 79 của Luật Bảo hiểm xã hội.
(3) Áp dụng đối với trường hợp người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng BHXH để tính lương hưu, trợ cấp một lần được tính theo công thức sau:
Mức bqtl và thu nhập tháng đóng BHXH = [Mức bqtl tháng đóng BHXH bắt buộc * Tổng số tháng đóng BHXH bắt buộc + Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện] / Tổng số tháng đóng BHXH (bắt buộc + tự nguyện)
Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc được thực hiện theo quy định tại Điều 62 và Điều 63 của Luật Bảo hiểm xã hội.
– Tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện là tổng các mức thu nhập tháng đóng BHXH tự nguyện đã được điều chỉnh theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Phương thức chi trả BHXH qua ATM đăng ký như thế nào?
- Nhận tiền bảo hiểm xã hội 1 lần qua thẻ ATM được không?
- Bảo hiểm xã hội 1 lần cho người nước ngoài như thế nào?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Độ tuổi hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội năm 2023 là bao nhiêu?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về giá tách thửa đất. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102. để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định về Phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng được quy định tại Điều 2 Quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam, ông/bà có thể nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng tiền mặt hoặc qua qua tài khoản cá nhân.
Tại Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định về những đối tượng bị tạm dừng hương lương hưu. Cụ thể tại Điều 64:
– Người xuất cảnh trái phép;
– Người bị Toà án tuyên bố là mất tích;
– Có căn cứ xác định việc hưởng bảo hiểm xã hội không đúng quy định của pháp luật.
Cách tính lương hưu mới nhất và chính xác nhất từ 2021 như sau:
Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH