Điều kiện thành lập doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe tại nhà

01/07/2021
Điều kiện thành lập doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe tại nhà
1299
Views

Xin chào Luật sư! Luật sư cho tôi hỏi: Điều kiện thành lập doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe tại nhà như thế nào? Tôi có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân tại TPHCM, với nhân viên là Điều Dưỡng, hoạt động trong lĩnh vực Chăm Sóc Sức Khỏe Tại Nhà (gồm những việc như: thay băng, cắt chỉ, truyền dịch, chăm sóc người bệnh, người già, trẻ em, sản phụ sau sinh…. tại nhà), vậy tôi cần có những điều kiện gì, hồ sơ ra sao?  Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp luật

Nội dung tư vấn

Doanh nghiệp tư nhân là gì?

Căn cứ Luật doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

“Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân.

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ; và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

2. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

3. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.

4. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần; phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.”

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Điều 21 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân: Thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiều Việt Nam còn hiệu lực.

Nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thủ tục thành lập doanh nghiệp tư nhân theo Điều 27 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định như sau:

– Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp; hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ theo quy định tại Nghị định này tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

– Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp khi:

+ Có đủ giấy tờ theo quy định tại Nghị định này;

+ Tên doanh nghiệp đã được điền vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; Giấy đề nghị đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;

+ Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp;

+ Đã nộp phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định.

– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.

– Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ; chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; và tải các văn bản trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sau khi được số hóa vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập công ty Chăm sóc sức khỏe tại Nhà

Tuy nhiên, để có thể thành lập công ty Chăm sóc sức khỏe tại Nhà thì bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

Căn cứ Điều 33 Thông tư 41/2011/TT-BYT quy định như sau:

“Điều 33. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà

1. Thiết bị y tế:

Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở dịch vụ đăng ký.

2. Nhân sự:

a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật đối với cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà phải là người tốt nghiệp trung cấp y trở lên; có chứng chỉ hành nghề và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 45 tháng;

b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà; các đối tượng khác làm việc trong cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà nếu có thực hiện việc khám bệnh; chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh; chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

3. Phạm vi hoạt động chuyên môn:

a) Chăm sóc sức khỏe tại nhà theo đơn của bác sỹ;

b) Không truyền dịch; không khám bệnh, chữa bệnh và kê đơn thuốc.”

Trình tự thực hiện thành lập công ty Chăm sóc sức khỏe tại Nhà

Bước 1: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề nghị cấp giấy phép hoạt động nộp hồ sơ tại Sở Y tế;

Bước 2: Tổ tiếp nhận chuyển hồ sơ sang phòng quản lý hành nghề Y Dược. Chuyên viên được phân công kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của các giấy tờ có trong hồ sơ.

– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời hạn 10 ngày làm việc; kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế phải có văn bản thông báo cho cơ sở đề nghị cấp giấy phép hoàn chỉnh hồ sơ. Thời gian giải quyết thủ tục sẽ tính từ ngày nhận đủ hồ sơ bổ sung;

– Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ thì yêu cầu bổ sung thêm.

Bước 3: Tổ thư ký lên lịch đi thẩm định cơ sở, trình Giám đốc Sở phê duyệt.

Bước 4: Đoàn thẩm định tiến hành đi thẩm định cơ sở; báo cáo kết quả thẩm định cho Giám đốc Sở. Trường hợp không cấp Giấy phép hoạt động thì Sở Y tế phải có văn bản trả lời và nêu lý do;

Bước 5: Trả giấy phép hoạt động cho cơ sở.

Thành phần hồ sơ

– Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo mẫu quy định;

– Bản sao có chứng thực quyết định thành lập đối với cơ sở khám bệnh; chữa bệnh của nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh; chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;

– Bản sao có chứng thực chứng chỉ hành nghề của tất cả người hành nghề;

– Danh sách người đăng ký hành nghề của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định;

– Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo mẫu quy định;

– Hồ sơ nhân sự của người làm việc chuyên môn y tế tại cơ sở nhưng không thuộc diện phải cấp chứng chỉ hành nghề;

– Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh; chữa bệnh đáp ứng điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị y tế; tổ chức nhân sự phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của một trong các hình thức tổ chức quy định;

– Dự kiến phạm vi hoạt động chuyên môn: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đề xuất phạm vi hoạt động chuyên môn; danh mục kỹ thuật dự kiến thực hiện trên cơ sở danh mục kỹ thuật chuyên môn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Điều kiện thành lập doanh nghiệp chăm sóc sức khỏe tại nhà”. Nếu có thắc mắc gì thì vui lòng liên hệ: 0833102102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp tư nhân có được thuê Giám đốc hay không?

Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề của công ty mà không có ai ngăn cản hay hạn chế. Đây là một trong những ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này. Bởi nếu là các loại hình doanh nghiệp khác như công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn…thì việc đi đến quyết định công ty là cả một quá trình khá dài và phức tạp thông qua các phiếu tán thành, các cuộc họp….
Tuy nhiên, Việc tự làm chủ, tự thành lập và vạn hành đôi khi sẽ có những khó khăn về rùi ro nhất định. Lúc này, chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền thuê giám đốc về thực hiện việc kinh doanh của mình.

Thành viên hợp danh có được thành lập và làm chủ doanh nghiệp tư nhân hay không? 

Điều 175 Luật doanh nghiệp có quy định như sau: 
Điều 175. Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác; trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
….
Như vậy, thành viên hợp danh vẫn có thể là chủ doanh nghiệp tư nhân nhưng phải nhận được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.

4/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận