Điều kiện kinh doanh logistics của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?

30/11/2021
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam
1067
Views

Logistics là một hoạt động thương mại xuất hiện khá sớm ở nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều chủ thể chưa nắm rõ về cách thức tổ chức; cũng như hoạt động của loại dịch vụ này. Một vấn đề khác được đặt ra đối với hoạt động logistics là thương nhân nước ngoài có được kinh doanh dịch vụ logistics tại Việt Nam không? Pháp luật nước ta có quy định gì về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?

Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này nhé!

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Khái niệm

  • Theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại năm 2005: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc”.

Đặc điểm của hoạt động logistics

Chủ thể tham gia

  • Chủ thể tham gia dịch vụ logistics bao gồm: thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics và khách hàng.
  • Dịch vụ logistics do thương nhân thực hiện một cách chuyên nghiệp. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics phải đáp ứng đủ các điều kiện về phương tiện; kĩ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu.
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể đảm nhiệm một, một phần; hoặc toàn bộ các công đoạn trong chuỗi logistics. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có thể xây dựng các chuỗi logistics trên cơ sở thiết lập một cách có hệ thống các nguồn lực; công nghệ của mình với các thương nhân khác.
  • Trong chuỗi dịch vụ logistics có những thương nhân quản lý và điều hành chuỗi nhân danh chính mình; để kí kết hợp đồng với khách hàng; đưa hàng hóa của khách hàng vào chuỗi cung ứng do thương nhân đó xây dựng.
  • Khách hàng là tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ về giao nhận hàng hóa. Khách hàng trong dịch vụ logistics có thể là thương nhân; hoặc không phải là thương nhân.
  • Khách hàng của dịch vụ logistics có thể là chủ sở hữu hàng hóa; hoặc không phải là chủ sở hữu hàng hóa.

Nội dung dịch vụ logistics

  • Dịch vụ logistics là bước phát triển cao hơn và hoàn chỉnh hơn của các dịch vụ liên quan đến hàng hóa. Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics có thể cung cấp dịch vụ riêng lẻ như thuê tàu; đóng gói hàng hóa; làm thủ tục hải quan,…
  • Thương nhân cung ứng dịch vụ logistics thực hiện dịch vụ theo chuỗi; có sự sắp xếp hợp lý nhằm tiết kiệm chi phí; thời gian từ nhận hàng hóa từ người gửi; đóng gói bao bì; ghi kí mã hiệu,…
  • Dịch vụ logistics là dịch vụ mang tính quá trình được thực hiện liên hoàn; dịch vụ logistics không mang tính chất đơn lẻ. Các khâu trong chuỗi được thương nhân tổ chức thực hiện theo kế hoạch được tính toán chi tiết; để hàng hóa được dịch chuyển liên tục trong các khâu của chuỗi.

Về tính chất

  • Dịch vụ logistics có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Dịch vụ này có thể hỗ trợ toàn bộ các khâu trong hoạt động của doanh nghiệp.
  • Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhằm mục đích đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng nhanh chóng; hạn chế tối đa rủi ro và trả thù lao.
  • Sự phát triển của dịch vụ logistics đã kéo theo sự thay đổi về phương thức sản xuất kinh doanh. Các quốc gia phát triển trên thế giới đã chuyển dịch địa bàn sản xuất hàng hóa về những quốc gia đang phát triển; để khai thác những nguồn lợi giá rẻ như tài nguyên, sức lao động,…
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng thông qua việc cung cấp một; một số hoặc toàn bộ các dịch vụ trong chuỗi và hưởng thù lao từ hoạt động đó.
  • Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cũng được thanh toàn các khoản chi phí phát sinh hợp lý do việc thực hiện theo chỉ dẫn của khách hàng; hoặc thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của khách hàng.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

  • Quá trình tự do hóa dịch vụ logistics ở Việt Nam thực hiện theo lộ trình cam kết mở cửa chia làm nhiều gia đoạn. Trên cơ sở cam kết hội nhập và điều kiện phát triển ngành; Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với thương nhân nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam. Cụ thể

Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển (trừ vận tải nội địa).

  • Được thành lập các công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.
  • Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tàu treo cờ quốc tịch Việt Nam (hoặc được đăng ký ở Việt Nam) thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không quá 1/3 định biên của tàu. Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam.
  • Công ty vận tải biển nước ngoài được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển; được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.
  • Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam; tồn tại dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải; trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải; trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn; mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ thông quan dịch vụ hố trợ vận tải biển; được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.
  • Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam; tồn tại dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Trường hợp kinh doanh các dịch vụ khác

  • Bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa; kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải; được thành lập doanh nghiệp; hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp; trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa; dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt; được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần; phần vốn góp trong doanh nghiệp; trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49%.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ; được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; hoặc được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần; phần vốn góp trong doanh nghiệp; trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%. 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không

  • Trường hợp này được thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng không.

Trường hợp kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

  • Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau ba năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau năm năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép kinh doanh các dịch vụ đó.
  • Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải.
  • Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế

  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của các điều ước quốc tế có quy định khác nhau về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics; nhà đầu tư được lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư quy định tại một trong các điều ước đó.

Có thể bạn quan tâm

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều kiện kinh doanh logistics của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam?”. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Nếu có vấn đề pháp lý cần giải quyết, vui lòng liên hệ Luật sư 247: 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Quá cảnh hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Điều 241 Luật Thương mại năm 2005; Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời gian quá cảnh.

Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là gì?

Theo quy định tại Điều 214 Luật Thương mại năm 2005; Đấu thầu hàng hoá, dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên mua hàng hoá, dịch vụ thông qua mời thầu (gọi là bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (gọi là bên dự thầu) thương nhân đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra và được lựa chọn để ký kết và thực hiện hợp đồng (gọi là bên trúng thầu).

Đấu giá hàng hóa là gì?

Theo quy định tại Điều 185 Luật Thương mại năm 2005 Đấu giá hàng hoá là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hoá công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận