Xin chào Luật sư 247. Tôi và gia đình hàng xóm đang tranh chấp 30 mét vuông đất chỗ rào tường, đây là phần diện tích đất mà gia đình tôi đã sử dụng từ trước, giờ họ cho rằng nhà tôi lấn đất của họ. Tôi có thắc mắc rằng điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai tại Toà án là gì? Thủ tục tranh chấp đất đai tại Toà án ra sao? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Tranh chấp đất đai là gì?
Khái niệm về tranh chấp đất đai được quy định cụ thể tại khoản 24 điều 3 Luật Đất đai năm 2013 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo quy định đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đối với khái niệm tại quy định trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai.
Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.
Theo đó, cần xác định tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp hơn. Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định cụ thể rằng:
– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Điều kiện khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai thế nào?
Pháp luật hiện nay không có quy định riêng về điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai, tuy nhiên căn cứ theo Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện cần đáp ứng các điều kiện sau để thực hiện khởi kiện vụ án tranh chấp, cụ thể:
Thứ nhất, người khởi kiện có quyền khởi kiện
Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về quyền khởi kiện vụ án như sau:
“Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Theo quy định đó, việc khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai phải do bản thân tự thực hiện hoặc thông qua người đại diện hợp pháp.
Thứ hai, thuộc thẩm quyền Tòa án theo loại việc
Tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật đất đai là một trong những tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Theo đó, tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất được xác định là tranh chấp đất đai, áp dụng pháp luật đất đai để giải quyết .
Các tranh chấp liên quan đến đất đai như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất,…thì áp dụng uy định của Bộ luật Dân sự để giải quyết.
Thứ ba, tranh chấp chưa được giải quyết
Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án chỉ thụ lý đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nếu tranh chấp đó chưa được giải quyết, cụ thể:
– Tranh chấp đất đai chưa được giải quyết bằng bản án đã có hiệu lực của Tòa án.
– Chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: Tranh chấp đất đai mà chưa được giải quyết bằng quyết định đã có hiệu lực của UBND cấp huyện, cấp tỉnh.
Tuy nhiên, trường hợp yêu cầu đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định pháp luật được quyền khởi kiện lại thì vẫn được khởi kiện tại Tòa án.
Thứ tư, phải được hòa giải tại UBND cấp xã
Theo khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:
“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015”.
Đối với trường hợp câu hỏi của bạn, tranh chấp về việc xác định ai có quyền sử dụng đất do đó bạn không thể tiến hành khởi kiện tại Tòa án luôn mà phải thông qua thủ tục hòa giải tại UBND cấp xã.
Trường hợp hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì mới có thể lưa chọn khởi kiện tại Tòa án hoặc yêu cầu UBND cấp huyện giải quyết.
Tóm lại, để khởi kiện tranh chấp đất đai về việc xác định người có quyền sử dụng đất, cần lưu ý và đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên để tránh trường hợp bị Tòa án trả lại đơn khởi kiện. Trường hợp trong tình huống của bạn, bắt buộc phải qua hòa giải tại UBND cấp xã sau đó mới tiến hành khởi kiện tại tòa án.
Thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án năm 2022
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Căn cứ khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, hồ sơ, giấy tờ mà người khởi kiện cần chuẩn bị gồm:
+ Đơn khởi kiện theo mẫu.
+ Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
+ Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.
Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm tài liệu, chứng cứ để chứng minh về quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận (đối với trường hợp tranh chấp đất có Sổ đỏ) hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
+ Nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất đang tranh chấp. Cụ thể trường hợp của bạn nộp đơn tại Tòa án nhân dân huyện Hoài Đức.
+ Hình thức nộp đơn: Người khởi kiện nộp đơn bằng một trong các hình thức sau:
Nộp trực tiếp tại Tòa án;
Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 3: Thụ lý đơn khởi kiện và nộp tạm ứng án phí
Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án, người khởi kiện phải nộp tiền tmạ ứng án phí.
Thẩm phán thụ lý đơn khởi kiện khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử sơ thẩm
Căn cứ theo Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai là 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng (tổng 06 tháng);
Nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Việc tặng cho đất đai có cần lập thành văn bản hay không?
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai không có giấy tờ năm 2022
- Xác định quan hệ pháp luật tranh chấp đất đai như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai tại Toà án là gì?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc và muốn gia hạn thời gian sử dụng đất nông nghiệp; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ cho thuê văn phòng ảo uy tín, giá rẻ; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp:
Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lý; quyền sử dụng và những lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền sở hữu của các bên tranh chấp.
Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lý và sử dụng đất; không có quyền sở hữu đối với đất đai.
Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Vì trước hết; khi xảy ra tranh chấp; một bên không thực hiện được những quyền của mình; do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Thời gian thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai:
a) Hòa giải tranh chấp đất đai là không quá 45 ngày;
b) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là không quá 45 ngày;
c) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là không quá 60 ngày;
d) Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là không quá 90 ngày;
đ) Cưỡng chế thi hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai, Quyết định công nhận hòa giải thành là không quá 30 ngày.
Theo khoản 59 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, chỉ cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai khi có đủ các điều kiện sau:
– Quyết định giải quyết đã có hiệu lực thi hành mà các bên hoặc một trong các bên tranh chấp không chấp hành quyết định và đã được UBND cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất tranh chấp đã vận động, thuyết phục mà không chấp hành.
– Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp đất đai đã được niêm yết công khai tại trụ sở UBND cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất tranh chấp.
– Quyết định cưỡng chế đã có hiệu lực thi hành.
– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế (trường hợp từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì UBND cấp xã lập biên bản).