Thi vào các trường công an, quân đội là một trong các nguyện vọng to lớn của các thí sinh. Ngoài số điểm thi vô cùng cao thì các điều kiện dự thi cũng vô cùng chặt chẽ. Bộ Công an đã ban hành Thông tư 15/2016/TT-BCA để hướng dẫn việc dự, xét tuyển vào ngành công an. Trong đó một trong các điều kiện đáng chú ý là phẩm chất chính trị của thí sinh. Đây chính là lý do phải cần thẩm tra lý lịch ba đời của đối tượng. Nhiều người thắc mắc nếu có bố đi tù, con có được thi công an hay không? Và để giải đáp vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu tới bạn đọc bài viết “Điều kiện đăng ký dự tuyển các trường Công an”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Đối tượng dự thi Cao đẳng, Đại học các trường công an nhân dân
Theo Khoản 1 Điều 6, các đối tượng dự thi bao gồm:
a) Cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, có nhu cầu học tập nâng cao trình độ; được Công an đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển;
b) Công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân có thời gian công tác từ đủ 24 tháng trở lên tính đến tháng dự tuyển; có nguyện vọng và được Công an các đơn vị, địa phương cử đi dự tuyển;
c) Học sinh có hộ khẩu thường trú tại địa phương nơi đăng ký sơ tuyển; là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam; hoặc Đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
d) Công dân hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân; hoặc hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân trong thời gian không quá 12 tháng; kể từ ngày có quyết định xuất ngũ đến ngày dự tuyển.
Điều kiện đăng ký dự tuyển các trường Công an
Điều 6 Thông tư 15/2016/TT-BCA quy định về tuyển sinh đào tạo đại học, cao đẳng chính quy. Do đó, để có thể dự tuyển thì các đối tượng trên còn phải đáp ứng điều kiện sau:
Về trình độ văn hóa
Tốt nghiệp trung học phổ thông theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên. Đối với người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
– Đối với đối tượng là học sinh trong những năm học trung học phổ thông đạt học lực từ trung bình trở lên (theo kết luận học bạ).
Về độ tuổi
– Đối với cán bộ, chiến sĩ Công an trong biên chế, không quá 30 tuổi (tính đến năm dự tuyển);
– Đối với học sinh, không quá 20 tuổi; riêng học sinh là người dân tộc thiểu số không quá 22 tuổi (tính đến năm dự tuyển).
Về tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị
– Về tiêu chuẩn đạo đức:
Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này không trong thời gian chấp hành kỷ luật từ khiển trách trở lên hoặc không trong thời gian chờ xét kỷ luật;
Đối tượng học sinh trong những năm học trung học phổ thông; trung cấp đạt hạnh kiểm từ loại khá trở lên; chưa kết hôn, chưa có con (con đẻ).
Đối với công dân đang thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hoặc đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong quân đội nhân dân, trong thời gian tại ngũ; hàng năm đều hoàn thành nhiệm vụ trở lên; không vi phạm kỷ luật từ mức khiển trách trở lên.
– Về phẩm chất chính trị: Bảo đảm theo quy định của Bộ Công an về tuyển người vào lực lượng Công an nhân dân.
Về tiêu chuẩn sức khỏe
Không mắc bệnh kinh niên, mãn tính; thể hình, thể trạng cân đối; không có dị hình, dị dạng; đối với nam có chiều cao từ 1,64 m trở lên và cân nặng từ 48 kg trở lên; đối với nữ có chiều cao từ 1,58 m trở lên và cân nặng từ 45 kg trở lên;
Đối với học sinh thuộc vùng KV1 (bao gồm học sinh hưởng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh theo KV1 hoặc học sinh có HKTT 05 năm tại địa bàn thuộc KV1), học sinh là người dân tộc thiểu số theo từng giới được hạ thấp 02 cm về chiều cao và 02 kg cân nặng.
Đối với công dân đang hoặc đã hoàn thành thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân, hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự trong Quân đội nhân dân, chiều cao, cân nặng thực hiện theo quy định hiện hành về khám sức khỏe để tuyển chọn công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân. Trong trường hợp Công an các đơn vị, địa phương có yêu cầu tuyển về chiều cao, cân nặng cao hơn quy định chung phải báo cáo Bộ trưởng quyết định.
Bố đi tù có được dự thi vào trường công an?
Thẩm tra lý lịch là một yếu tố để đánh giá tiêu chuẩn đạo đức, phẩm chất chính trị. Đây là quy trình bắt buộc trong hoạt động xét tuyển; sàng lọc đầu vào đối với các thí sinh tham gia dự tuyển ngành công an.
Trước khi đăng ký dự tuyển vào công an, các thí sinh cần được thẩm tra lý lịch tư pháp. Cụ thể cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét lý lịch 3 đời của thí sinh. Xem có đáp ứng được tiêu chuẩn mà pháp luật và quy định khác của ngành đề ra hay không.
Khi thẩm tra thì cần thẩm tra lý lịch của bản thân người dự thi và gia đình. Đối với gia đình của thí sinh tham gia dự tuyển:
+ Phải có lý lịch rõ ràng, không có án tích. Trong trường hợp có án tích thì đã được xóa án tích.
+Khai báo cụ thể và chi tiết về yếu tố nhân thân của gia đình
Theo đó việc bố đi tù sẽ ảnh hưởng tới một trong các điều kiện của người dự thi. Nếu bố đang đi tù thì điều kiện này không đáp ứng. Còn nếu bố đã từng đi tù cần xét xem đã được xóa án tích chưa.
Theo Điều 69 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), người bị kết án được xóa án tích theo quy định trong các trường hợp: Đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt. Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.
Tuy nhiên, trong trường hợp bố, mẹ của thí sinh đã được xóa án tích nhưng việc xét tuyển hay không còn phụ thuộc vào mức độ phạm tội của bố, mẹ. Do đó, thí sinh cần tìm hiểu rõ quy chế tuyển sinh của trường hoặc liên hệ trực tiếp với trường để tìm hiểu rõ thông tin.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Điều kiện đăng ký dự tuyển các trường Công an”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn xin kết hôn trong ngành Công an
- Công an xã có quyền xử phạt khi người dân vi phạm giao thông không?
- Chế độ với quân nhân, công an xuất ngũ từ ngày 1/12/2021
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngoài những điều kiện cơ bản về điều kiện kết hôn, để kết hôn với chiến sĩ công an thì phải đáp ứng thêm các điều kiện khắt khe khác. Cụ thể như các trường hợp dưới đây thường sẽ không được kết hôn với công an.
– Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
– Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
– Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam)
Công an được chia thành lực lượng cảnh sát và an ninh.
*Trong lực lượng cảnh sát:
– Cảnh sát quản lý hành chính và trật tự xã hội
– Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Cảnh sát hình sự)
– Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy
– Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ
– Cảnh sát phòng cháy chữa cháy.
– Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp
– Cảnh sát giao thông
*Trong lực lượng an ninh:
– An ninh văn hóa tư tưởng
– An ninh tình báo
– An ninh kinh tế