Điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết bị xử phạt ra sao?

21/10/2021
Điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết bị xử phạt ra sao?
703
Views

Tình trạng điều khiển ô tô, xe máy gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn vẫn xảy ra. Rất nhiều trường hợp người lái ô tô, taxi đã phải đối mặt với mức tù cao hơn do người gây tai nạn để mặc nạn nhân chết mà không cứu giúp kịp thời; sau khi gây tai nạn họ bỏ trốn và tìm cách xóa dấu vết. Vậy theo quy định thì điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết bị xử phạt ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu sau đây.

Tóm tắt vụ án

“Trước đó, TAND Huyện Nghi Lộc (Nghệ An) điều tra Nguyễn Quang Hiếu (28 tuổi, trú huyện Thanh Chương, Nghệ An) 15 tháng tù giam về tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ.

Hiếu đã điều khiển ô tô tông vào xe máy do một người đàn ông điều khiển, chở vợ và 2 con nhỏ.

Vụ tai nạn khiến một cháu nhỏ tử vong, ba người còn lại bị thương nặng.

Sau khi gây ra tai nạn, Hiếu bỏ mặc các nạn nhân tại hiện trường rồi lái xe chạy trốn.

Sau đó, Hiếu tấp xe vào lề đường, quay trở lại hiện trường xóa dấu vết; thu dọn tất cả mảnh vỡ của ô tô rồi mang xe vào gara sửa chữa; thay thế nhiều bộ phận.”

Căn cứ pháp lý

Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ban hành ngày 07/10/2020 của Chính phủ

Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết bị xử phạt ra sao?

Xử phạt hành chính người điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết

Với mức độ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự; chưa gây hậu quả nghiêm trọng; hành vi điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết; sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

b) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;

Như vậy hành vi điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết; không giữ nguyên hiện trường rồi bỏ trốn với mức độ chưa cấu thành tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tính chất nhẹ có thể bị phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng.

Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết

Hành vi điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết; không giữ nguyên hiện trường, cố tình chạy trốn; xóa dấu vết phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng khi gây tổn hại nghiêm trọng cơ thể người khác; hay làm chết người; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015; sửa đổi bổ sung 2017.

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

………

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;……..”

Theo Khoản 2 đIều luật trên hành vi điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết; có thể bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm. Trường hợp tài xế Hiếu làm chết một người mà gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người còn lại; mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; có thể bị phạt tù lên đến 15 năm.

Trường hợp người lái xe gây tai nạn chết người không phải chịu trách nhiệm hình sự

Theo quy định tại chương IV BLHS 2015; trong các điều kiện sau pháp luật loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội:

– Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội; trong trường hợp không thể thấy trước; hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó; thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; được miễn chịu trách nhiệm hình sự

– Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội; trong khi đang mắc bệnh tâm thần; một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức; hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự

– Tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế của người; vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác ;hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức; mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Như vậy khi gây tai nạn giao thông nếu rơi vào các trường hợp như sự kiện bất ngờ; tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự; tình thế cấp thiết thì người người lái xe gây tai nạn chết người không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Nếu người lái xe chưa đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 12 BLHS 2015 (đủ 16 tuổi đối với mọi tội phạm, từ 14 tuổi đối với một số loại tội phạm được quy định tại khoản 2 điều này)  thì không phải chịu trách nhiệm hình sự mà phải chịu các hình phạt khác thay thế.

Mời bạn xem thêm

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề Điều khiển ô tô gây tai nạn rồi xóa dấu vết bị xử phạt ra sao?. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Xe gây tai nạn bị tạm giữ bao lâu?

Khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định tạm giữ xe gây tai nạn thì: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
Đối với vụ việc cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Đi xe máy sử dụng điện thoại di động bị phạt bao nhiêu tiền?

Người đang điều khiển xe máy sử dụng điện thoại di động, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điểm h Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

Xe ô tô không có gương chiếu hậu bị phạt bao nhiêu tiền?

Người điều khiển xe ô tô không có gương chiếu hậu sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo Điểm a Khoản 2 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Để lại một bình luận