Điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã được không?

14/09/2022
Điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã được không?
364
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi đang tìm hiểu về hoạt động bộ máy nhà nước và có thắc mắc rằng điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã được không? Trong trường hợp, cán bộ bị cách chức có được bổ nhiệm làm công chức không? Cán bộ, công chức cấp xã gồm những chức danh nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã được không?

Theo Khoản 10 Điều 7 Luật cán bộ công chức 2010 quy định: Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Mà tại Điều 35 Nghị định 24/2010/NĐ-CP quy định các trường hợp điều động như sau:

– Theo yêu cầu nhiệm vụ cụ thể;

– Chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật;

– Theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, khi người đứng đầu cơ quan cấp huyện xét thấy cần thiết thì thủ trưởng cơ quan đó sẽ điều động đến công tác tại cơ quan khác. Vậy nên, có thể điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã.

Cán bộ bị cách chức có được bổ nhiệm làm công chức không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 82 Luật cán bộ công chức 2008, có quy định như sau:

Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật

1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã được không?
Điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã được không?

2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định pháp luật trên thì cán bộ bị kỷ luật với hình thức cách chức thì không được thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo và cả bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng cho dù đó là bổ nhiệm ở ngạch/cấp nào đi nữa.

Cán bộ cấp xã có các chức vụ gồm?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP như sau:

– Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;

– Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

– Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

– Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;

– Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);

– Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

Công chức cấp xã có các chức danh gồm?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP, cụ thể như sau:

– Trưởng Công an;

– Chỉ huy trưởng Quân sự;

– Văn phòng – thống kê;

– Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã);

– Tài chính – kế toán;

– Tư pháp – hộ tịch;

+ Văn hóa – xã hội.

Cùng với đó, Khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008  quy định:

– Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội;

– Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Chế độ đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ cấp xã

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, có quy định về chế độ đào tạo đối với cán bộ cấp xã như sau:

– Cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phù hợp tiêu chuẩn chức danh hiện đang đảm nhiệm và theo quy hoạch cán bộ, công chức.

– Cán bộ, công chức cấp xã khi được cử đi đào tạo, bồi dưỡng, được hưởng chế độ như sau:

+ Được cấp tài liệu học tập;

+ Được hỗ trợ một phần tiền ăn trong thời gian đi học tập trung;

+ Được hỗ trợ chi phí đi lại từ cơ quan đến nơi học tập.

Thời hạn nâng bậc lương của cán bộ cấp xã là bao lâu?

Thời hạn nâng bậc lương của cán bộ cấp xã được quy định tại Điều 6 Nghị định 29/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2009/NĐ-CP về chức danh, số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, cụ thể như sau:

– Cán bộ cấp xã quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này có thời gian hưởng lương bậc 1 là 05 năm (đủ 60 tháng), hoàn thành nhiệm vụ, không bị kỷ luật thì được xếp lương lên bậc 2.

– Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định này và công chức cấp xã quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định này thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

– Cán bộ, công chức cấp xã không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng; nếu bị cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Điều động cán bộ cấp huyện xuống làm cán bộ cấp xã được không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến bảo hộ logo công ty; tạm ngừng kinh doanh; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Pháp luật quy định về điều động như thế nào?

Điều động là việc cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức, đơn vị này đến làm việc ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác.

Trường hợp nào được điều động công tác của cán bộ công chức?

Căn cứ vào Điều 26 Luật cán bộ, công chức 2008 quy định:
Điều kiện để điều động cán bộ:
Trường hợp có nhiệm vụ, yêu cầu cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại của công việc
Theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu chuyển đổi vị trí làm việc
Khi các cơ quan, tổ chức có kế hoạch về việc sử dụng cán bộ viên chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền phải luân chuyển cán bộ giữa các cơ quan, đơn vị với nhau thì cán bộ viên chức phải thực hiện theo quyết định đó

Trường hợp nào được luân chuyển công tác của cán bộ công chức?

Điều kiện luân chuyển cán bộ:
Nếu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có kế hoạch luân chuyển cán bộ viên chức và đã được cấp trên phê duyệt thì cán bộ viên chức đó phải thực hiện theo quy định
Việc luân chuyển cán bộ viên chức giữa các ngành, giữa trung ương và địa phương nhằm đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ
Việc luân chuyển cán bộ viên chức chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt của cấp trên và đối tượng cán bộ viên chức được luân chuyển là người giữ chức lãnh đạo, quản lý trong quy hoạch vào các chức vụ cao hơn

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.