Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì?

28/06/2022
Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì?
866
Views

Chào Luật sư, trước đây tôi có khởi kiện một người chung xóm thiếu nợ. Tòa ra bản án cưỡng chế nhà để thi hành án. Tuy nhiên nếu họ không đồng ý thì chúng tôi phải làm như thế nào? Xử lý đối với tài sản khi cưỡng chế có tranh chấp như thế nào? Luật quy định vấn đề cưỡng chế tài sản thi hành án ở Điều 75. Tuy nhiên tôi đọc Điều 75 thì chưa hiểu vấn đề lắm? Cụ thể điều luật này quy định ra sao? Cưỡng chế thi hành án dân sự được hiểu như thế nào? Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Thuộc tính của Luật thi hành án dân sự

Số hiệu:26/2008/QH12Loại văn bản:Luật
Nơi ban hành:Quốc hộiNgười ký:Nguyễn Phú Trọng
Ngày ban hành:14/11/2008Ngày hiệu lực:01/07/2009
Ngày công báo:21/03/2009Số công báo:Từ số 161 đến số 162
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tải xuống Luật thi hành án dân sự

Luật này quy định nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi hành bản án, quyết định dân sự, hình phạt tiền, tịch thu tài sản, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, xử lý vật chứng, tài sản, án phí và quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự, phần tài sản trong bản án, quyết định hành chính của Toà án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có liên quan đến tài sản của bên phải thi hành án của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh và quyết định của Trọng tài thương mại (sau đây gọi chung là bản án, quyết định); hệ thống tổ chức thi hành án dân sự và Chấp hành viên; quyền, nghĩa vụ của người được thi hành án, người phải thi hành án, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động thi hành án dân sự.

Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì?
Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì?

Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì?

Tại Điều 75 của Luật thi hành án dân sự được sử đổi, bổ sung năm 2014 quy định nội dung như sau:

– Trong trường hợp tài sản của các chủ thể là người phải thi hành án bị cưỡng chế để thi hành án mà có người khác tranh chấp đối với tài sản này thì Chấp hành viên có trách nhiệm phải thông báo cho các đương sự, người có tranh chấp về quyền của họ được khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo đúng quy định pháp luật.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà các đương sự, các chủ thể là người có tranh chấp khởi kiện tại Tòa án hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì việc xử lý tài sản sẽ được thực hiện theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày được thông báo hợp lệ mà các đương sự, các chủ thể là người có tranh chấp không khởi kiện tại Tòa án hoặc không đề nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì chấp hành viên vẫn xử lý tài sản để thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự được sử đổi, bổ sung năm 2014.

Quy định về đấu giá tài sản thi hành án hiện nay ra sao?

Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm. Trong thời hạn không quá 30 ngày. Trường hợp khó khăn, phức tạp thì không quá 60 ngày, kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền, cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản, trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.     

Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức, cá nhân cản trở, can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành và gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì?
Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì?

Tài sản đang tranh chấp có được kê biên không?

Kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định của Điều 120 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được áp dụng trong quá trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành giải quyết vụ án dân sự khi có căn cứ cho thấy các chủ thể là người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản đó.

Trình tự, thủ tục kê biên tài sản đang tranh chấp theo quy định của Luật thi hành án dân sự được sửa đổi, bổ sung năm 2014 bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Trước khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành kê biên tài sản là bất động sản, Chấp hành viên sẽ phải thông báo cho đại diện chính quyền cấp xã, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong thời hạn ba ngày trừ các trường hợp phải hành động ngay lập tức nếu có căn cứ cho rằng chủ thể đó đang tẩu tấn, hủy hoại tài sản.

Bước 2: Các chủ thể là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải có mặt khi Chấp hành viên tiến hành kê biên tài sản, trường hợp không có mặt vì lý do chính đáng phải ủy quyền cho người khác. Trong trường hợp các bên cố tình vắng mặt thì chấp hành viên sẽ phải mời các chủ thể là người làm chứng hoặc nếu không có người làm chứng thì chấp hành viên sẽ có quyền tự thực hiện nhưng phải ghi rõ vào biên bản kê biên theo đúng quy định.

Biện pháp bảo đảm thi hành án là gì?

Biện pháp bảo đảm Thi hành án dân sự là biện pháp pháp lý được Chấp hành viên áp dụng theo một trình tự; thủ tục luật định trong quá trình tổ chức thực hiện việc thi hành án; đặt tài sản của người phải thi hành án trong tình trạng bị hạn chế hoặc tạm thời bị cấm sử dụng; định đoạt, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng nhằm bảo toàn điều kiện thi hành án; ngăn chặn người phải thi hành án thực hiện việc tẩu tán; hủy hoại, thay đổi hiện trạng về tài sản trốn tránh việc thi hành án; làm cơ sở cho việc áp dụng biện pháp cưỡng chế Thi hành án dân sự trong trường hợp người phải thi hành án không tự nguyện thi hành án.

Các biện pháp bảo đảm thi hành án:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008; thì có 3 biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:

  • Phong toả tài khoản;
  • Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
  • Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Thông tin liên hệ

Dưới đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Điều 75 Luật thi hành án dân sự quy định vấn đề gì?

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty, Thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hiện nay có mấy biện pháp đảm bảo thi hành án theo Luật?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 66 Luật thi hành án dân sự 2008; thì có 3 biện pháp bảo đảm thi hành án bao gồm:
Phong toả tài khoản;
Tạm giữ tài sản, giấy tờ;
Tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.

Cưỡng chế thi hành án có mấy bước?

Bước 1: Ra quyết định cưỡng chế thi hành án
Bước 2: Lập kế hoạch cưỡng chế
Bước 3:Tiến hành cưỡng chế

Các biện pháp cưỡng chế thi hành án hiện nay?

Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
Khai thác tài sản của người phải thi hành án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.