Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định vấn đề gì?

29/07/2022
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định vấn đề gì?
912
Views

Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế như thế nào? Nhiều người thắc mắc rằng: Con riêng có được nhận thừa kế của bố dượng hay mẹ kế hay không? Vậy, hãy cùng tìm hiểu xem Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế được quy định tại Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào nhé?

Căn cứ pháp lý

Nội dung Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015

Điều 654. Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 652 và Điều 653 của Bộ luật này.

Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 có gì nổi bật?
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 có gì nổi bật?

Những vướng mắc khi áp dụng Điều 654 Bộ luật dân sự 2015 vào thực tế

Trên thực tế rất khó xác định trường hợp nào là có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng, trường hợp nào không có do pháp luật chưa quy định căn cứ chứng minh việc nuôi dưỡng, chăm sóc lẫn nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế. Trong khi đó quan hệ giữa cha dượng (mẹ kế) và con riêng của vợ (chồng) chỉ được luật hóa tại góc độ thừa kế. Pháp luật lại không quy định cụ thể về cách cư xử với nhau giữa các thành viên trong mối quan hệ này, điều kiện để được hưởng di sản thừa kế đó. Bởi lẽ, rất khó để xác định như thế nào là “chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con” vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp họ sống chung nhà với nhau nhưng về mặt tình cảm thì họ không coi nhau như cha con, mẹ con, hay có những trường hợp họ không sống chung với nhau nhưng người con hay cha dượng (mẹ kế) có sự chu cấp về vật chất, tiền bạc để chăm sóc, nuôi dưỡng cha dượng (mẹ kế), con của vợ (chồng). Trong khi đó, trên thực tế những thành viên trong quan hệ này đối xử với nhau như những người cha, mẹ, con ruột không phải là nhiều. Pháp luật chỉ cấm các đương sự có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau, nếu có thực hiện hành vi ấy ở mức độ nghiêm trọng, người thực hiện hành vi chỉ bị chế tài theo Bộ luật Hình sự trong trường hợp nạn nhân là người nuôi dưỡng mình. Trên thực tế nhiều trường hợp gia đình sống chung với nhau không có phát sinh gì, song đến khi bố đẻ, hoặc mẹ đẻ của họ qua đời còn lại người cha dượng, mẹ kế già yếu thì không phải tất cả trong số họ đều được phụng dưỡng chu đáo.

Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nội dung gì?

Để áp dụng chế định “quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế”, chúng ta cần phải chứng minh sự tồn tại “quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con” giữa cha dượng và con riêng của vợ, mẹ kế và con riêng của chồng. Ngoài ra, chúng ta còn có thể hiểu, con riêng và cha dượng, mẹ kế chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con khi giữa họ thể hiện những hành vi được quy định tại các điều 69, 70, 71 và 72 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, cha dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền cùng yêu thương, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con riêng, chăm lo cho việc học tập và giáo dục con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức,… cha, mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, không ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con,…; con riêng có bổn phận yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với cha dượng, mẹ kế, có quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng, chăm sóc cha mẹ, không được ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ,… Hay nói cách khác, pháp luật cần ghi nhận các tiêu chí để đánh giá việc chăm sóc, nuôi dưỡng nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế tương tự như quyền và nghĩa vụ của con đẻ với cha, mẹ đẻ. Đồng thời, cũng cần quy định rằng việc chăm sóc lẫn nhau giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế không nhất thiết phải dựa trên cơ sở cùng sống chung với nhau dưới một mái nhà, bởi vì trên thực tế có rất nhiều trường hợp người con ở xa (như đi làm xa hoặc có vợ chồng xa) nhưng vẫn luôn quan tâm, thể hiện được tình cảm yêu thương lẫn nhau và có những hành động giúp đỡ cha dượng, mẹ kế bằng cách gửi tiền cũng như các vật chất khác.

Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?
Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về vấn đề gì?

Kiến nghị hoàn thiện Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015

Từ những phân tích trên, pháp luật cần có những quy định cụ thể, chi tiết và hợp lý hơn liên quan đến mối quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế hay cần quy định rõ hơn về việc xác lập, thực hiện quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng giữa con riêng và cha dượng, mẹ kế trong thực tế để cơ quan có thẩm quyền có căn cứ xử lý khi thừa kế phát sinh tránh tiện theo ý chí chủ quan của người xử lý, giải quyết.

Bên cạnh đó, việc xác định thế nào là chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha, mẹ con không nên chỉ phụ thuộc vào nơi cư trú của các thành viên trong gia đình.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 quy định vấn đề gì?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: điều kiện Thành lập công ty, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận độc thân, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline: 0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tín, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Câu hỏi thường gặp

Con riêng của chồng có được hưởng di sản thừa kế của mẹ kế không?

Những người con riêng chỉ được thừa kế từ bố dượng, mẹ kế khi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con (theo Điều 654 BLDS 2015). Như vậy, trong trường hợp con riêng của chồng bạn ở chung với bạn và có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng với nhau như mẹ con ruột và người con này có chứng cứ chứng minh về quan hệ nuôi dưỡng thì cũng có quyền nhận tài sản thừa kế của mẹ kế.

Con riêng là gì?

Con riêng là con của một bên vợ hoặc chồng với người khác, có thể là con trong hôn nhân hoặc là con ngoài hôn nhân.
Con riêng ngoài hôn nhân: Là con do người vợ hoặc người chồng có trước khi kết hôn (có trong quan hệ hôn nhân trước hoặc vợ, chồng chưa kết hôn nhưng đã có con ngoài hôn nhân). 
Con riêng trong hôn nhân: Là con riêng của vợ nếu người vợ sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng Tòa án đã xác định người chồng không phải là cha của người con đó (con do người vợ mang thai với người đàn ông khác trong thời kỳ hôn nhân). Hoặc là con riêng của người chồng trong trường hợp Tòa án xác định người chồng là cha của người con do người phụ nữ khác sinh ra. Con riêng cùng sống chung với bố dượng, mẹ kế có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với bố dượng, mẹ kế, chăm sóc, nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế khi ốm đau, già yếu, tàn tật.

Con riêng thuộc hàng thừa kế thứ mấy?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự  2015 quy định về hàng thừa kế theo pháp luật thì:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại;
Dựa theo quy định trên đây thì con riêng là đối tượng không thuộc bất kỳ hàng thừa kế nào của mẹ kế, hay bố dượng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.