Điều 591 bộ luật dân sự 2015 về vấn đề gì

22/07/2022
Phân tích Điều 591 bộ luật dân sự 2015
1121
Views

Tính mạng con người là vô giá, không thể tính được bằng tiền và khi vi phạm thì người có lỗi phải sửa chữa. Mục đích của việc bồi thường này chỉ nhằm hạn chế và giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về kinh tế mà người thân của nạn nhân phải gánh chịu chứ không thể khắc phục được hậu quả đã xảy ra vì khi đã cướp đi tính mạng của người khác. Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp tính mạng bị xâm phạm. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về nội dung này nhé

Bộ luật dân sự 2015

Phân tích Điều 591 bộ luật dân sự 2015

Điều 591 BLDS 2015 quy định như sau:

Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm

1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:

a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;

b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Phân tích Điều 591 bộ luật dân sự 2015
Phân tích Điều 591 bộ luật dân sự 2015

Khoản 1 Điều 591 bộ luật dân sự 2015

Tại khoản 1 quy định về các chi phí bồi thường khi xâm phạm đến tính mạng của người khác.

Đầu tiên là chi phí thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm:

Mục 4 phần I của Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP hướng dẫn “Chi phí hợp lý là chi phí thực tế cần thiết, phù hợp với tính chất, mức độ của thiệt hại, phù hợp với giá trung bình ở từng địa phương tại thời điểm chi phí”.

Theo quy định nêu trên, chúng ta có thể hiểu được trước khi người bị hại chết thì họ phải trải qua một quá trình (hay còn gọi là một khoảng thời gian) điều trị rồi mới chết, nên những người thân thích hoặc cũng có thể là gia đình họ phải chăm sóc, nuôi dưỡng người bị thiệt hại.

Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP hướng dẫn theo hướng 

“Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết bao gồm: các chi phí được hướng dẫn tại tại các tiểu mục

1.1 (chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại),

1.4 (chi phí hợp lý hàng tháng cho việc nuôi dưỡng, điều trị người bị thiệt hại và chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại

– Chi phí hợp lý cho người thường xuyên chăm sóc người bị thiệt hại được tính bằng mức tiền công trung bình trả cho người chăm sóc người bị tàn tật tại địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú) và thu nhập thực tế bị mất của người bị thiệt hại trong thời gian điều trị được hướng dẫn tại tiểu mục 1.2 mục 1 Phần II này”.

Thứ hai, “Chi phí hợp lý cho việc mai táng”. Đây là khoản bồi thường sau khi người bị thiệt hại chết.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 591 BLDS năm 2015 thì người bị thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm còn được bồi thường Chi phí hợp lý cho việc mai táng. 

Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP đã hướng dẫn tại mục 2.2 phần II là: “Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…”.

Bên cạnh đó, Nghị quyết số 03/2006/NQ – HĐTP cũng cho biết thực tế có thể gia đình nạn nhân yêu cầu đòi bồi thường các khoản chi cho việc tổ chức ma chay hoặc xây mộ, bốc mộ… cho nên đã giới hạn bởi cụm từ “không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…” dù có liên quan đến chi phí mai táng.

Nghị quyết số 03/2006/NQ- HĐTP đã liệt kê những khoản tiền được bồi thường của chi phí mai táng, đồng thời không chỉ dừng lại ở việc liệt kê cụ thể những chi phí được bồi thường nêu trên mà còn cho chúng ta biết danh sách bồi thường còn được mở rộng bởi đã quy định “… và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung”.

Thứ ba“Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng”.

Theo điểm c khoản 1 Điều 591 BLDS 2015 so với quy định tại điểm c khoản 1 Điều 610 BLDS 2005, trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng thì ngoài việc bồi thường chi phí mai táng, người gây thiệt hại còn phải bồi thường tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng khi họ còn sống là khoản tiền mà người gây thiệt hại phải thực hiện nghĩa vụ thay cho người bị thiệt hại để nuôi dưỡng người mà khi còn sống người bị thiệt hại có nghĩa vụ phải cấp tiền nuôi dưỡng. Khoản tiền cấp dưỡng này nhằm mục đích đảm bảo cho những người được cấp dưỡng có một cuộc sống tối thiểu như lúc nạn nhân còn sống cho đến khi họ trưởng thành hoặc có thu nhập đủ nuôi sống bản thân hay đến khi họ chết.

Thứ tư, cho phí thiệt hại khác do luật định

Phân tích Điều 591 bộ luật dân sự 2015
Phân tích Điều 591 bộ luật dân sự 2015

Khoản 2 Điều 591 bộ luật dân sự 2015

Tại khoản 2 hướng dẫn về chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Phân tích Điều 591 bộ luật dân sự 2015”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, tìm hiểu về thủ tục tặng cho nhà đất, đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của chúng tôi tại trang web: Lsxlawfirm.

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng nào được hưởng tiền cấp dưỡng do người bị xâm hại đến tính mạng?

Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.”

Khi nào không phải bồi thường thiệt hại khi xâm phạm tính mạng của người khác ?

Bên cạnh những trường hợp được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi vi phạm hợp đồng thì BLDS cũng quy định nhiều trường hợp không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Theo đó, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường (Theo khoản 1 Điều 584 BLDS).
Về việc miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, khoản 2 Điều này nêu rõ:
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại trừ có thỏa thuận khác hoặc Luật có quy định khác
Như vậy, một số trường hợp sau đây, người gây thiệt hại không phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
– Do phòng vệ chính đáng;
– Do sự kiện bất khả kháng;
– Hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại;
– Các bên có thỏa thuận khác…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.