Dịch vụ thủ tục nhận nuôi con nuôi hiện nay

30/11/2021
Dịch vụ thủ tục nhận nuôi con nuôi hiện nay
585
Views

Nước Việt Nam ta nói riêng và thế giới nói chung đều sống trong cuộc sống hòa bình, ổn định; người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng ở đâu đó trên trái đất này cũng còn nhiều những số phận bất hạnh không nơi nương tựa. Có những đứa trẻ sinh ra không biết cha mẹ chúng là ai. Nhiều đứa trẻ mồ côi chỉ mới có khoảng 6, 7 tuổi đã bương chải; vất vả với cuộc sống đầy bon chen và đầy sự cám dỗ.

Có cha mẹ là một điều may mắn, tất yếu, gần gũi; và thân thuộc đối với những người bình thường. Nhưng đó là một ước mơ xa xỉ, tha thiết; và là niềm đau buồn của những đứa trẻ mồ côi. Giấc mơ có cha mẹ của các em là trách nhiệm xã hội thể hiện tính nhân văn; sự sâu sắc của truyền thống đạo đức dân tộc ta.

Từ bao lâu nay, Đảng; Nhà nước ta; cộng đồng xã hội luôn dành sự quan tâm trợ giúp các trẻ em bị bỏ rơi; góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao vị thế trong xã hội. Do nhiều yếu tố khác nhau như: cha mẹ chết; bị cha, mẹ bỏ rơi; … mà các em nhỏ trở thành trẻ mồ côi. Nhà nước ta đã tạo điều kiện để các em có được mái ấm mới. Với các quy định phù hợp – đặc biệt là theo tinh thần của Luật nuôi con nuôi nên các em có đủ điều kiện để được nhận sự chăm sóc; nuôi dưỡng và phát triển thuận lợi để đến với gia đình mới của mình.

Vậy nhận nuôi con nuôi cần có những thủ tục gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật nuôi con nuôi 2010

Nghị định 19/2011/NĐ-CP

Điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi

Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010; thì người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Ngoài ra; chỉ có 02 trường hợp sau đây thì người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mới được nhận làm con nuôi:

  • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
  • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Trong đó, Nhà nước khuyến khích nhận trẻ mồ côi; trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khác.

Như vậy, không phải mọi trường hợp chỉ có trẻ em dưới 16 tuổi mới được nhận làm con nuôi. Vẫn có 02 trường hợp ngoại lệ để người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi có cơ hội được nhận làm con nuôi. Đặc biệt, theo quy định nêu trên thì người trên 18 tuổi không được nhận làm con nuôi.

Điều kiện của cha mẹ nuôi

Để tránh những trường hợp lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; Luật Nuôi con nuôi quy định chặt chẽ những điều kiện để một người được phép nhận con nuôi.

Theo đó, để được nhận con nuôi; một người phải có đủ các điều kiện nêu tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế; chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Không đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên;

– Có tư cách đạo đức tốt; Không đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Không đang chấp hành hình phạt tù…

Riêng trường hợp xác nhận tình trạng quan hệ là cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ; hoặc chồng làm con nuôi; hoặc cô, cậu, dì; chú; bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không bắt buộc phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; khỏe mạnh, có kinh tế, chỗ ở để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi

Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi; cơ quan thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể:

– Khi nhận nuôi trong nước: Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;

– Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi;

– Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, nơi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:

– Trẻ bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng: UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi;

– Trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận nuôi: UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi…

Hồ sơ cần thiết?

Giấy tờ của cha mẹ nuôi

Với người nhận con nuôi, khi thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 01 bộ gồm các giấy tờ:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao);

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Nếu nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…

Giấy tờ của người được nhận nuôi

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Các giấy tờ khác (nếu có): Trẻ bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND; hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ nhưng không được…

Thời hạn thực hiện

Khoản 2 Điều 19 Luật Nuôi con nuôi nêu rõ:

Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, theo quy định này, UBND cấp xã nơi có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi sẽ giải quyết thủ tục này trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
  • Bước 2: Sau khi UBND nhận đủ hồ sơ sẽ kiểm tra, tiến hành việc lấy ý kiến của cha mẹ đẻ; Nếu một trong hai người chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người còn lại; Nếu cả hai người cùng chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người giám hộ.
  • Bước 3: Sau khi xét thấy hai bên có đủ điều kiện theo quy định thì UBND xã sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng… và ghi vào Sổ hộ tịch.
  • Nếu từ chối thì UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có ý kiến về việc cho làm con nuôi.
  • Bước 4: Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã nơi họ thường trú vê tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha, mẹ nuôi, gia đình và cộng đồng.

Có thể bạn quan tâm:

Làm mất quyết định ly hôn có được xin cấp lại không?

Thủ tục nhận con cho cha là người nước ngoài khi mẹ đang chấp hành án hình sự?

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xác nhận tình trạng bỏ rơi của trẻ em bị bỏ rơi?

Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi

Trường hợp nào được miễn lệ phí khi thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi?

Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn; người có công với cách mạng nhận con nuôi.

Mức lệ phí đối với trường hợp thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi không thuộc các trường hợp miễn lệ phí do pháp luật quy định?

Mức thu lệ phí: 400.000đ/trường hợp. 

Có thể thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi bằng hình thức trực tuyến không?

Câu trả lời là không. Hiện nay nhà nước ta chưa có quy định cụ thể và sự chuyển đổi số về cơ sở dữ liệu thông tin về vấn đề nhận nuôi con nuôi. Do đó, chỉ có thể đăng ký bằng hình thức trực tiếp.

Thông tin liên hệ

Nước Việt Nam ta nói riêng và thế giới nói chung đều sống trong cuộc sống hòa bình, ổn định; người dân an cư lạc nghiệp, có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Nhưng ở đâu đó trên trái đất này cũng còn nhiều những số phận bất hạnh không nơi nương tựa. Có những đứa trẻ sinh ra không biết cha mẹ chúng là ai. Nhiều đứa trẻ mồ côi chỉ mới có khoảng 6, 7 tuổi đã bương chải; vất vả với cuộc sống đầy bon chen và đầy sự cám dỗ.

Có cha mẹ là một điều may mắn, tất yếu, gần gũi; và thân thuộc đối với những người bình thường. Nhưng đó là một ước mơ xa xỉ, tha thiết; và là niềm đau buồn của những đứa trẻ mồ côi. Giấc mơ có cha mẹ của các em là trách nhiệm xã hội thể hiện tính nhân văn; sự sâu sắc của truyền thống đạo đức dân tộc ta.

Từ bao lâu nay, Đảng; Nhà nước ta; cộng đồng xã hội luôn dành sự quan tâm trợ giúp các trẻ em bị bỏ rơi; góp phần cải thiện cuộc sống và nâng cao vị thế trong xã hội. Do nhiều yếu tố khác nhau như: cha mẹ chết; bị cha, mẹ bỏ rơi; … mà các em nhỏ trở thành trẻ mồ côi. Nhà nước ta đã tạo điều kiện để các em có được mái ấm mới. Với các quy định phù hợp – đặc biệt là theo tinh thần của Luật nuôi con nuôi nên các em có đủ điều kiện để được nhận sự chăm sóc; nuôi dưỡng và phát triển thuận lợi để đến với gia đình mới của mình.

Vậy nhận nuôi con nuôi cần có những thủ tục gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Luật nuôi con nuôi 2010

Nghị định 19/2011/NĐ-CP

Điều kiện để trẻ em được nhận làm con nuôi

Theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010; thì người được nhận làm con nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi. Ngoài ra; chỉ có 02 trường hợp sau đây thì người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi mới được nhận làm con nuôi:

  • Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
  • Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

Trong đó, Nhà nước khuyến khích nhận trẻ mồ côi; trẻ bị bỏ rơi, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khác.

Như vậy, không phải mọi trường hợp chỉ có trẻ em dưới 16 tuổi mới được nhận làm con nuôi. Vẫn có 02 trường hợp ngoại lệ để người từ đủ 16 – dưới 18 tuổi có cơ hội được nhận làm con nuôi. Đặc biệt, theo quy định nêu trên thì người trên 18 tuổi không được nhận làm con nuôi.

Điều kiện của cha mẹ nuôi

Để tránh những trường hợp lợi dụng việc nhận con nuôi nhằm thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật; Luật Nuôi con nuôi quy định chặt chẽ những điều kiện để một người được phép nhận con nuôi.

Theo đó, để được nhận con nuôi; một người phải có đủ các điều kiện nêu tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi sau đây:

– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

– Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

– Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế; chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi. Không đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ với con chưa thành niên;

– Có tư cách đạo đức tốt; Không đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; Không đang chấp hành hình phạt tù…

Riêng trường hợp xác nhận tình trạng quan hệ là cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ; hoặc chồng làm con nuôi; hoặc cô, cậu, dì; chú; bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không bắt buộc phải hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; khỏe mạnh, có kinh tế, chỗ ở để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.

Thẩm quyền đăng ký nhận nuôi con nuôi

Theo Điều 9 Luật Nuôi con nuôi; cơ quan thực hiện việc đăng ký nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể:

– Khi nhận nuôi trong nước: Ủy ban nhân dân (UBND) xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi;

– Khi nhận con nuôi có yếu tố nước ngoài: UBND, Sở Tư pháp cấp tỉnh nơi thường trú của con nuôi;

– Khi công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài nhận con nuôi: Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, nơi thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi được hướng dẫn cụ thể tại Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP như sau:

– Trẻ bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng: UBND cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi;

– Trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận nuôi: UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện việc đăng ký nuôi con nuôi…

Hồ sơ cần thiết?

Giấy tờ của cha mẹ nuôi

Với người nhận con nuôi, khi thực hiện thủ tục cần chuẩn bị 01 bộ gồm các giấy tờ:

– Đơn xin nhận con nuôi;

– Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế (bản sao);

– Phiếu lý lịch tư pháp;

– Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Nếu nhận nuôi có yếu tố nước ngoài thì cần thêm Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam; Bản điều tra về tâm lý, gia đình…

Giấy tờ của người được nhận nuôi

– Giấy khai sinh;

– Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

– Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

– Các giấy tờ khác (nếu có): Trẻ bị bỏ rơi cần biên bản xác nhận do UBND; hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ lập; Quyết định tiếp nhận trẻ ở cơ sở nuôi dưỡng; Nếu có yếu tố nước ngoài thì cần tài liệu chứng minh đã tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ nhưng không được…

Thời hạn thực hiện

Khoản 2 Điều 19 Luật Nuôi con nuôi nêu rõ:

Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Như vậy, theo quy định này, UBND cấp xã nơi có thẩm quyền giải quyết việc nuôi con nuôi sẽ giải quyết thủ tục này trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Quy trình thực hiện

  • Bước 1: Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại UBND cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.
  • Bước 2: Sau khi UBND nhận đủ hồ sơ sẽ kiểm tra, tiến hành việc lấy ý kiến của cha mẹ đẻ; Nếu một trong hai người chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người còn lại; Nếu cả hai người cùng chết, mất tích… thì phải lấy ý kiến của người giám hộ.
  • Bước 3: Sau khi xét thấy hai bên có đủ điều kiện theo quy định thì UBND xã sẽ tổ chức đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng… và ghi vào Sổ hộ tịch.
  • Nếu từ chối thì UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có ý kiến về việc cho làm con nuôi.
  • Bước 4: Sáu tháng một lần trong thời hạn 03 năm kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ nuôi có trách nhiệm thông báo cho UBND cấp xã nơi họ thường trú vê tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, sự hòa nhập của con nuôi với cha, mẹ nuôi, gia đình và cộng đồng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là những tư vấn của Luật sư 247 về “Thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833.102.102

Mời bạn đọc tham khảo:

Làm mất quyết định ly hôn có được xin cấp lại không?

Thủ tục nhận con cho cha là người nước ngoài khi mẹ đang chấp hành án hình sự?

Câu hỏi thường gặp

Thẩm quyền xác nhận tình trạng bỏ rơi của trẻ em bị bỏ rơi?

Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi

Trường hợp nào được miễn lệ phí khi thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi?

Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật nuôi con nuôi và văn bản hướng dẫn; người có công với cách mạng nhận con nuôi.

Mức lệ phí đối với trường hợp thực hiện thủ tục nhận nuôi con nuôi không thuộc các trường hợp miễn lệ phí do pháp luật quy định?

Mức thu lệ phí: 400.000đ/trường hợp. 

Có thể thực hiện thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi bằng hình thức trực tuyến không?

Câu trả lời là không. Hiện nay nhà nước ta chưa có quy định cụ thể và sự chuyển đổi số về cơ sở dữ liệu thông tin về vấn đề nhận nuôi con nuôi. Do đó, chỉ có thể đăng ký bằng hình thức trực tiếp.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận